Chuyển đến nội dung chính

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

 

Nhóm máu Bombay là một trong 4 nhóm máu quý hiếm nhất thế giới, được tiến sĩ Bhende tại Ấn Độ phát hiện lần đầu tiên vào năm 1952. Bombay thậm chí còn được mệnh danh là loại máu quý hơn máu gấu trúc.



Hầu hết mọi người trong số chúng ta thường không biết đến sự tồn tại của nhóm máu Bombay. Nhóm máu này thường bị nhầm lẫn là nhóm máu O và nhiều lần không xác định được chính xác tại các ngân hàng máu. Tuy nhiên, nhóm máu Bombay khác với nhóm máu O vì thiếu kháng nguyên H trên hồng cầu, có thể là Rh dương hoặc Rh âm tính.

Đây là một trong các nhóm máu hiếm nhất ở Ấn Độ cũng như trên thế giới, chỉ có 0.0004% dân số thế giới có máu như vậy. Giống như nhóm máu O, loại máu hiếm này có thể truyền cho người mang những nhóm máu khác và chỉ nhận lại với người có cùng nhóm máu.

Nơi đầu tiên phát hiện ra nhóm máu Bombay

Vào năm 1952, tại Bombay Ấn Độ, người ta chứng kiến một sự việc mà chưa từng được báo cáo trước đó.  Một người nhóm máu O xảy ra phản ứng ngưng kết với một nhóm máu O khác. Thông thường, phản ứng ngưng kết chỉ xảy ra khi truyền khác nhóm máu. Nhờ sự việc trên sau này người ta tìm ra gen Hh tham gia vào việc tạo nên kháng nguyên H (tiền chất của kháng nguyên A, B), quy định nhóm máu ABO.

Sự phù hợp giữa nhóm máu của người cho và người nhận rất quan trọng. Bởi nếu không tương thích, nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Cơ sở này đã mang đến bất ngờ cho những bác sĩ của Ấn Độ và giúp họ phát hiện nhóm máu quý như vàng. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt cho y khoa thế giới. Tên của nhóm máu được đặt theo thành phố Bombay (nay là Mumbai, Ấn Độ).



Vì sao nhóm máu Bombay đặc biệt?

Nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Khoa học Truyền máu Châu Á cho thấy những cá nhân có nhóm máu này chỉ có thể truyền huyết thanh tự thân hoặc từ các cá thể cùng kiểu hình Bombay. Nếu họ nhận huyết thanh từ người mang nhóm máu A, B, O hoặc AB sẽ gây phản ứng đông máu, thậm chí tử vong. Ngược lại, người mang dòng máu Bombay có thể hiến cho bất kỳ ai trong huyết hệ A, B, O.



Có hai cơ chế khác nhau nhưng cùng tạo nên nhóm máu O, đó là: thứ nhất chỉ có kháng nguyên H, thứ hai không có kháng nguyên nào.

Cơ thể của chúng ta thường khó chấp nhận những chất lạ, khi có chất lạ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ tấn công và tiêu diệt chất lạ đó.  Nếu một người nhóm máu O mang kháng nguyên H truyền máu cho người nhóm máu O không có kháng nguyên.  Kháng nguyên H (trên màng tế bào hồng cầu) từ người cho sẽ lạ với người nhận, nên sẽ kích hoạt hệ miễn dịch phá hủy hồng cầu lạ gây nên sự ngưng kết.

Mỗi tế bào hồng cầu có kháng nguyên trên bề mặt, là cơ sở để xác định nó thuộc nhóm máu nào. Ví dụ, nhóm máu AB có cả hai kháng nguyên A và B. Người mang nhóm máu A có kháng nguyên A, tương tự với B.

Nhóm máu Bombay không như vậy. Nó còn được gọi là nhóm máu hh. Đặc trưng của kiểu hình nhóm máu này là thiếu các kháng nguyên A, B và H.

Nhóm máu Bombay phổ biến nhất ở Nam Á

Tiến sĩ Arun Thorat, phụ trách Hội đồng Truyền máu bang Maharashtra, Ấn Độ, cho biết nhóm máu này phổ biến ở cộng đồng người Nam Á hơn.

Nguyên nhân là nơi này thường có tình trạng hôn nhân cận huyết. “Nó được di truyền. Tổ tiên chung của những trường hợp mang nhóm máu Bombay là người Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh”, ông nói thêm.

Theo India Express, trên thế giới, tỷ lệ người mang dòng máu Bombay là 1/4 triệu. Tại Nam Á, con số này cao hơn. Đặc biệt, ở Ấn Độ, cứ 7.600-10.000 người có một ca chào đời với dòng máu Bombay.

Dòng máu quý nhưng nguy hiểm

Hàng trăm ca nguy kịch có thể hồi sinh từ dòng máu quý nhưng bản thân những người mang dòng máu Bombay cũng phải đối mặt nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Các sản phụ có nhóm máu hiếm, khi xuất huyết trong quá trình phẫu thuật, sinh con sẽ phải đối mặt tình huống nguy cấp vì không có nguồn máu để truyền. Điều đó gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và con.



Về lý thuyết, việc sản xuất anti-H của người mẹ khi mang thai có thể gây ra bệnh tan máu ở thai nhi nếu con không thừa hưởng kiểu hình Bombay từ mẹ. Đến nay, y văn chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy.

Góc khám phá

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI