Tiện dân ở Ấn Độ
Người “tiện dân” ở Ấn Độ được gọi là Dalit. Một “tiện dân” bị xem là điều xấu xa, ô uế, họ thậm chí còn không được tính vào hệ thống đẳng cấp của xã hộ. Ở Ấn Độ, “tiện dân” bị đối xử như kẻ hạ tiện, họ phải sống cách xa khu dân cư, cấm đến gần giếng nước trong làng, không được sở hữu của cải nào trừ gia súc và chỉ được mặc quần áo từ người chết, họ phải làm những công việc bạc bẽo nhất.
Vậy hệ thống này ra đời khi nào?
Các bản kinh cổ bằng tiếng Phạn đã mô tả những
nguyên tắc gần giống như hệ thống đẳng cấp này. Luật Manu ở thời kì đầu công
nguyên đã thể hiện lại những ghi chép từ thế kỷ 15 đến 16 trước công nguyên về
nguồn gốc thần thoại của thế giới, các vị thần đã sát hại 1 vật thể vũ trụ to lớn
mang hình hài con người rồi xé nát nó thành nhiều mảnh, từ miệng sinh ra các Brahman
là bà la môn, đẳng cấp tôn giáo cao nhất, từ cánh tay sinh ra Kshatriya là giới
quân nhân và hoàng gia quốc thích, từ đùi sinh ra Vaishya - nông dân, thợ thủ
công, thương nhân và cuối cùng từ bàn chân sinh ra đẳng cấp thấp nhất Shudra là
tôi tớ, gia nhân.
Nhưng cũng có giả thuyết rằng nó từ cuộc xâm lược của
người ấn âu, văn minh ấn độ hình thành khoảng năm 1500 đến 1000 trước công
nguyên, từ khi các dân tộc gốc ấn- âu đến xâm chiếm đồng bằng sông ấn và song hằng,
dân tộc nguyên thủy của lục địa ấn độ là người dravida trở thành tôi tớ cho chủ
nhân mới, nhưng 1 bộ phận họ không chịu nên bị xem là những người đáng kinh,
nguy hiểm và con cháu sau này của họ bị xem là tiện dân.
Nhưng cho dù giả thuyết trên có dễ thuyết phục cách
mấy thì người ấn-âu cũng khó áp đặt hệ thống xã hộ tàn bạo như vây, nhân tố
then chốt có lẽ là do tín ngưỡng, với người hindu thì sự ra đời của 1 người thuộc
đẳng cấp xã hội nhất định là kết quả của sự hài giữa vũ trụ với nhân phẩm người
đó ở kiếp trước, họ nên tôn trọng và làm tròn các lễ nghi, giới luật dành cho đẳng
cấp của mình, chỉ có vậy họ mới có thể tái sinh vào đẳng cấp tinh hoa hoặc đẳng
cấp cao hơn đẳng cấp lúc này của họ.
Nhận xét
Đăng nhận xét