Theo nhân tướng học thì những vị trí nốt ruồi trên cơ
thể đều báo hiệu phần nào vận mệnh, cuộc đời của con người. Dân gian thường lưu
truyền về những nốt ruồi đặc biệt, mà chủ nhân của nó lại là các bậc đế vương. Trong
lịch sử Việt Nam và Trung Hoa có rất nhiều giả sử lưu truyền về những nốt ruồi
kì lạ và quý hiếm này. Góc khám phá đã sưu tầm được một số tài liệu liên quan,
mời các bạn cùng theo dõi.
NHỮNG NỐT RUỒI ĐẾ VƯƠNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA
Chu Nguyên Chương, chân đạp thất tinh.
Chu Nguyên Chương khi còn nhỏ đã từng ở nhà chú mình. Một ngày nọ, ông rửa chân cho chú và thấy trên lòng bàn chân có một nốt ruồi.
Ông tò mò hỏi: “Có một nốt ruồi ở lòng bàn chân, dùng làm gì?”
Người chú tự hào nói: “Một ngôi sao trên bàn chân. Có thể cai quản thiên binh vạn mã”. Và sự thật rằng chú của ông là một vị tướng sĩ.
Tuy nhiên, Chu Nguyên Chương có bảy nốt ruồi ở lòng bàn chân, vì vậy ông đã buột
miệng nói: "Con
có bảy nốt ruồi ở lòng bàn chân, vậy trên bàn chân có bảy ngôi sao, nên con có thể cai quản thiên hạ”.
Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng:
Chu Nguyên Chương lúc còn nghèo hèn cũng xuống đầm rửa
chân với Ký Nhạc. Nhạc lật bàn chân lên nói: Tao có nốt ruồi này, thầy tướng bảo
tao sẽ cai quản ngàn quân, gọi là túc đạp nhất tinh (bàn chân đạp lên một ngôi
sao).
Chu Nguyên Chương hỏi:
Nếu túc đạp thất tinh thì thế nào ?
Nói rồi, ông lật bàn chân lên, giữa lòng có bảy nốt ruồi.
Từ đấy Ký Nhạc đi theo Chu Nguyên Chương.
Từ Hi Thái Hậu.
Năm
1835, Từ Hi sinh ra trong một gia đình nông dân ở Sơn Tây. Khi Từ Hi lên 11 tuổi, cô bị bán làm
hầu gái trong nhà, ở quận Lỗ An, nay
là thành phố Trường Chi.
Một lần, khi đang phục vụ việc rửa chân cho bà chủ mình, cô nhìn thấy một nốt
ruồi trên lòng bàn chân và nói rằng cô
cũng có nốt ruồi ở cả hai lòng bàn chân. Bà chủ vô cùng
sửng sốt khi nghe tin có nốt ruồi ở hai lòng bàn chân, đó là cuộc đời của nữ
hoàng. Cho nên, bà không dám để nàng làm hầu gái nữa, mà nhận nàng làm con gái
cưng. Vào năm Tây An thứ hai, vào thời điểm tổng tuyển cử của Tú nữ trong cung,
Từ Hi được bầu vào cung, Từ đó bắt đầu cuộc đời, lật đổ Đông Cung, thống nhất thiện hạ và trở
thành Ngô bá thứ hai trong lịch sử
Trung Quốc.
72 nốt ruồi ở chân trái của
Lưu Bang.
Trong
sử ký của Tư Mã Thiên có viết: Cao Tổ người làng Trọng Dương, ấp Phong quận
Bái, họ Lưu tên tự là Quý. Cha là Thái Công,
mẹ
là bà Lưu. Có một lần bà Lưu nghỉ trên bờ một cái đầm lớn, mộng thấy nằm với một
vị thần, lúc bấy giờ sấm chớp nổi lên, trời tối mịt, Thái Công đến xem thì thấy
trên người bà có một con giao long. Sau đó bà có mang và sinh ra Cao Tổ. Cao
Tổ người mũi gồ, trán rộng, ở cằm và má có râu tốt, ở bắp vế bên trái có bảy
mươi hai nốt ruồi. Sau này trở thành vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà
Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền rằng: Võ Tắc Thiên,
vị nữ hoàng duy nhất của lịch sử Trung Quốc có 7 nốt ruồi son ở eo lưng.
Tướng của Chu Nguyên Chương là Từ Đạt có 3 nốt dưới
chân được phong vương.
Đời nhà Thanh có Hải Lan sát, lúc sinh ra đời, tay dài
quá gối, lòng bàn tay có bảy nốt ruồi. Làm
đến bậc vương hầu quyền quý một thời. Sách tướng đời Hán viết: Trưởng ác thất
tinh, quan cư cực phẩm . Nghĩa là tay nắm bảy sao, làm quan đến cực phẩm).
NHỮNG
NỐT RUỒI ĐẾ VƯƠNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM.
Lê Thái Tổ : bả vai có 7 nốt ruồi.
Lê Thái Tổ (Lê Lợi), sách Đại Việt thông sử đã ghi
chép: Ngày Vua ra đời thì trong nhà có hào quang chiếu sáng rực và mùi thơm
ngào ngạt khắp làng.
Khi lớn lên thì thông minh dũng lược, độ lượng hơn
người, vẻ người tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi
mắt gồ lên, bả vai bên trái có 7 nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ, tiếng nói
vang vang như tiếng chuông. Các bậc thức giả cho rằng đó là 7 nốt
ruồi đế vương, biết ngay là một
người phi thường, sau này nhất định làm nên nghiệp lớn.
Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh thắng lợi, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh, mở đầu triều Lê sơ, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Lý Thái Tông: Sau gáy
có 7 nốt ruồi như chòm sao Bắc Đẩu.
Lý Thái Tông tên húy
Phật Mã, sinh năm Canh Tý (năm 1000) ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Ông là con trai trưởng của Vua
Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân, con gái Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) và Dương
Vân Nga.
Tương truyền, ngay từ
thuở lọt lòng, Lý Phật Mã đã có những dấu hiệu lạ lùng. Ông có tướng lạ, sau
gáy có đến 7 cái nốt ruồi, tụ lại như chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu).
Lúc bé, chơi đùa với bọn trẻ trong cung, ông thường bắt chúng dàn hàng tả hữu trước sau để làm quân hầu hộ vệ cho mình. Một lần ông cho một vị đạo sĩ cái áo. Đạo sĩ treo cái áo trong quán, nửa đêm thấy rồng vàng hiện ra, khiến người ta nhận ra rằng đây là lời sấm truyền cho một vị đế vương.
Từ những giả sử có thể thấy, 3 nốt ruồi dưới chân làm
vương còn 7 nốt thì làm hoàng đế. Nên dù có 1 nốt thì cũng nên trân trọng. Như
đã nói, những thông tin trên đây đều là giả sử được lưu truyền trong dân gian. Nên
việc những nốt ruồi đó có tồn tại hay không, và nó có phải là điềm báo cho vận
mệnh con người hay không thì đó là một bí ẩn không thể kiểm chứng. Con người
sinh ra ai cũng có vận mệnh của riêng mình. Người ta vẫn thường nhắc tới vận mệnh
như một quy luật. Nhưng trên thực tế, quy luật chính là nhân quả tuần hoàn. Dù
bạn không có những nốt ruồi đặc biệt ấy, nhưng vẫn có thể thay đổi vận mệnh của
bản thân bằng cách nỗ lực hết mình trong cuộc sống. Bạn cố gắng thế nào thì kết
quả sẽ như thế đấy. Vận mệnh là có thực, nhưng vấn đề là bạn phải biết nắm bắt
nó.
Facebook: https://www.facebook.com/gockhampha1728
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UClLA4EKzAZMijYt2RmvozBg
Nhận xét
Đăng nhận xét