Ký ức tiền
kiếp
Niềm tin phổ
biến trong văn hóa của cả phương Đông lẫn phương Tây là thể xác hữu hạn còn
linh hồn thì bất diệt. Sau khi chết, con người sẽ chịu sự phán xét, nếu kiếp
trước làm nhiều điều tốt thì linh hồn được tái sinh.
Một trong
những cuốn sách nổi tiếng nhất thế giới về đề tài này là “Ký ức tiền kiếp ở trẻ
em” của Tiến sĩ Ian Stevenson. Ông đã dành trọn cuộc đời để tìm hiểu khoảng
2.500 trường hợp trẻ em có thể nhớ ký ức tiền kiếp, trong đó đến gần một nửa có
thể xác nhận được. Một số còn có thể mô tả chi tiết về gia đình kiếp trước của
chúng chi tiết đến mức đủ để xác định được gia đình trước đây là ai, thậm chí
chúng chết vì bệnh gì hoặc chết do nguyên nhân nào. Tính cách, thói quen, hành
động của kiếp này rất giống như của kiếp trước.
Giám đốc của
Bộ phận nghiên cứu tri giác UVA Jim Tucker, đã nghiên cứu ký ức tiền kiếp trong
hơn 20 năm. Và sau đây sẽ là một số thông tin về nghiên cứu của ông. Mời mọi
người cùng theo dõi.
Khi nào trẻ bắt đầu nhớ lại tiền kiếp?
Jim cho biết:
“Độ tuổi trung bình khi một đứa trẻ bắt đầu nói về tiền kiếp của chúng là 35
tháng, vì vậy thường là vào khoảng sinh nhật 3 tuổi. Khi có được kỹ năng nói tốt
hơn, chúng có thể thảo luận về các sự kiện đã xảy ra trong tiền kiếp hoặc các
thành viên trong gia đình trước đây. Khoảng 70% trong số họ sẽ nói về việc mình
đã chết như thế nào trong cuộc đời cuối cùng. Đa số là do bị giết, tự sát hay
tai nạn chiến đấu."
Từ những số
liệu thống kê đó, chúng ta có thể suy ra rằng một đứa trẻ nhiều khả năng có ký ức
tiền kiếp, nếu liên quan đến một số chấn thương từ kiếp trước. Jim lưu ý rằng một
đứa trẻ thường tiết lộ các chi tiết về cuộc sống trong quá khứ khi chúng cảm thấy
an toàn hoặc thoải mái. Đứa trẻ phải ở trong tâm trí thích hợp để nói về những
điều này. Đó thường là những lúc thư giãn, đôi khi sau khi tắm hoặc khi đi xe
hơi.
Đó là trí tưởng tượng hay ký ức tiền kiếp?
Làm thế nào
bạn có thể biết được một đứa trẻ đang kể lại ký ức tiền kiếp hay chúng có trí
tưởng tượng sáng tạo? Nói cách khác, đó là tưởng tượng hay một ký ức thực tế?
Jim đã nhận
được một số báo cáo về việc người đó đã có một giấc mơ đau thương tái diễn [trong
thời thơ ấu]. Tất nhiên, rất khó để xác minh đó là ký ức tiền kiếp. Nhưng nếu một
đứa trẻ có cùng một giấc mơ đau thương lặp đi lặp lại hàng chục lần, thì nó có
thể vượt qua sự tưởng tượng và đích thực là một ký ức về tiền kiếp. Và điều
quan trọng nữa là phải xác định xem liệu những tuyên bố của đứa trẻ thực sự có
thể kiểm chứng được hay không. "Những gì đứa trẻ mô tả, nó có khớp với ai
đó đã sống và chết trong quá khứ không?". "Đứa trẻ phải nhớ lại các
chi tiết phù hợp có thể cho phép truy tìm, điển hình là tên của ai đó hoặc địa
điểm; nếu không, việc xác minh sẽ cực kỳ khó khăn."
Jim thấy một
loạt các "trường hợp yếu", nghĩa là đứa trẻ hoặc không thể cung cấp
thông tin chi tiết hoặc ông không thể truy tìm về một người đã sống hay đã chết
trên thực tế. Nhưng khi ông bắt gặp một trường hợp có thể xác minh được, thì
các chi tiết thật đáng kinh ngạc. Tất nhiên, ông cũng phải đảm bảo rằng đứa trẻ
không nhận được thông tin đó thông qua một số phương tiện thông thường, như TV
hoặc nghe lén các cuộc trò chuyện giữa người lớn.
Jim nói:
“Có một trường hợp nổi tiếng là một đứa trẻ nhớ mình từng là phi công trong Thế
chiến thứ II, cách đây hơn 50 năm. Ngay sau khi trải qua sinh nhật 2 tuổi, cậu
bắt đầu gặp ác mộng kinh hoàng về một vụ tai nạn máy bay chết người. Khi được cha
mẹ hỏi, cậu đã nói với họ rằng mình là một phi công bị máy bay bắn rơi – cậu đã
đưa ra những chi tiết nổi bật, như tên của tàu sân bay, họ và tên của một người
bạn đồng hành với cậu.
Cha mẹ của
cậu đã rất ngạc nhiên vì những tuyên bố của cậu có vài điểm tương đồng kỳ lạ với
một phi công tên là James Huston, người đã chết trong Thế chiến thứ hai - gần
50 năm, trước khi James Leininger được sinh ra. Nói cách khác: Có vẻ như cậu bé
đã trải qua những ký ức về tiền kiếp.
Jim chắc chắn
rằng đứa trẻ đó không hề nghe nói về người này, và nó có rất nhiều kỷ niệm về
tiền kiếp đó. Suy cho cùng, một cậu bé vừa mới biết nói không thể tự sáng tạo một
câu chuyện với nhiều chi tiết như thế. Vậy nên việc cậu bé nhớ về tiền kiếp là
có khả thi.
Khi nào thì những ký ức này mất đi?
Mặc dù những
ký ức về tiền kiếp thường liên quan đến việc trải qua chấn thương, nhưng nó thường
mất dần khi đứa trẻ lên 6 hoặc 7 tuổi.
Tại sao chỉ một số người trong chúng ta nhớ được tiền
kiếp?
Có phải tất
cả chúng ta đều có tiền kiếp và chỉ một số người trong chúng ta có thể nói ra
chúng?
Hay chỉ những
người nhớ lại tiền kiếp của họ mới thực sự đã trải qua tiền kiếp?
Theo Jim,
không có bằng chứng nào cho thấy mọi người đều có tiền kiếp — và một lần nữa,
cũng không có bằng chứng nào phản bác lại điều đó.
Tuy nhiên, ông
lưu ý rằng vì chấn thương này gắn liền với ký ức tiền kiếp, có lẽ một cá nhân ở
kiếp trước đag làm dang dở việc gì đó hoặc chết trẻ. Nói chung là kiếp trước chết
không can tâm thì sẽ có nhiều khả năng sẽ nhớ lại tiền kiếp.
Ông cũng
cho rằng những đứa trẻ có những hình ảnh về ký ức tiền kiếp nhưng chúng không
có kỹ năng ngôn ngữ để diễn đạt bằng lời. "Vào thời điểm chúng thực sự có
thể diễn đạt bằng lời nói thì những hình ảnh đó có thể đã mờ đi. Trong khi với một
số đứa trẻ, chúng bắt đầu nói về nó, điều đó đã được ghi nhớ trong tâm trí
chúng.”
Theo Jim,
nghiên cứu của ông chỉ củng cố quan điểm rằng ý thức vượt qua bản thể vật chất
của chúng ta.
"Tôi
đã trở nên tin rằng không chỉ có thế giới vật chất,". "Ý thức là cốt lõi của thực tại mà thế giới
vật chất phát triển ra, chứ không phải ngược lại. Trong những trường hợp này, ý
thức vẫn chiếm ưu thế ngay cả khi cơ thể mất đi hình dạng vật chất. Bộ não chết
về mặt thể chất, nhưng ý thức vẫn tiếp tục. Chúng ta không chỉ là những sinh vật
vật chất bị mắc kẹt trong một vũ trụ ngẫu nhiên trong vài thập kỷ và sau đó
chúng ta biến mất."
Ký ức tiền
kiếp ở trẻ tại Việt Nam
Ở nước ta,
cũng có nhiều câu chuyện về ký ức tiền kiếp.
Chẳng hạng
như: Trước đây, người Mường có sinh mà không có dưỡng nên trẻ con chết rất nhiều.
Theo phong tục, họ không mai táng trẻ con trong đống mả gia tộc mà chôn nơi hẻo
lánh, nhiều người còn cẩn thận lấy mực đánh dấu vào xác chết để xem sau này có
đầu thai không. Lúc trẻ bập bẹ tập nói thì người lớn thường hỏi nó con nhà ai ở
kiếp trước, nếu là đầu thai thì nó sẽ trả lời được rành mạch chuyện của quá khứ.
Còn rất nhiều
điều mà chúng ta vẫn chưa biết về tiền kiếp, nhưng nếu có một điều cần phải biết
từ những trường hợp này, đó là ý thức có thể không biến mất khi chúng ta chết
đi. "Một cuộc đời của chúng ta không phải là toàn bộ câu chuyện,"
"Có một bức tranh lớn hơn đang ở đó."
Video đến
đây là hết, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm vấn đề gì, thì hãy để lại dưới comment.
Những thắc mắc của các bạn có thể sẽ là chủ đề trong video tiếp theo của chúng
tôi. Xin chào và hẹn gặp lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét