Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta liên quan tới nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Mạng lưới tế bào và mô rộng lớn này liên tục theo dõi những kẻ xâm lược, và một khi phát hiện ra kẻ thù, chúng sẽ tấn công để bảo vệ chúng ta khỏi các mầm bệnh. Điều quan trọng là nó có thể phân biệt tế bào tự thân từ cơ thể của chúng ta với tế bào lạ. Các tế bào chết và lỗi cũng được hệ thống miễn dịch nhận biết và loại bỏ.
1. Loại miễn dịch:
Có ba loại miễn dịch ở người là bẩm
sinh, thích nghi và thụ động:
1.1
Miễn
dịch bẩm sinh
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh được di
truyền và hoạt động tích cực ngay từ khi bạn được sinh ra. Miễn dịch bẩm sinh
này có tác dụng như một tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh. Khi hệ thống
này nhận ra kẻ xâm lược (tế bào lạ), nó sẽ hoạt động ngay lập tức. Các tế bào của
hệ thống miễn dịch này (được gọi là tế bào thực bào) sẽ bao quanh và tiêu diệt tế
bào lạ này.
Phản ứng này là cơ bản và không đặc
hiệu. Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ thống miễn dịch bẩm sinh thì quá trình
miễn dịch thích nghi sẽ diễn ra.
1.2
Miễn
dịch thích ứng (miễn dịch có được)
Miễn dịch thích ứng bảo vệ cơ thể khỏi
mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch thích ứng với sự trợ
giúp từ hệ thống bẩm sinh, tạo ra các tế bào (kháng thể) để bảo vệ cơ thể bạn
khỏi một kẻ xâm lược cụ thể. Các kháng thể này được phát triển bởi các tế bào gọi
là tế bào lympho B sau khi cơ thể tiếp xúc với kẻ xâm lược. Các kháng thể ở
trong cơ thể của con bạn. Có thể mất vài ngày để các kháng thể phát triển.
Nhưng sau lần tiếp xúc đầu tiên, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra kẻ xâm lược và bảo
vệ chống lại nó. Hệ thống miễn dịch thích ứng thay đổi trong suốt cuộc đời của
con bạn.
Đây được gọi là quá trình tạo bộ nhớ
miễn dịch vì hệ thống miễn dịch có khả năng nhớ những kẻ thù trước đó.
1.3
Miễn
dịch thụ động
Loại miễn dịch này được "mượn"
từ một nguồn khác, nhưng nó không tồn tại được trong thời gian dài. Chẳng hạn,
em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa
mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm
trùng trong những năm đầu đời.
2. Hệ thống miễn dịch gồm những bộ phận
nào?
v
Hệ thống miễn dịch có nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm:
§ Da của bạn, có thể giúp ngăn vi sinh
vật xâm nhập vào cơ thể.
§ Màng nhầy, là lớp lót bên trong của
một số cơ quan và khoang cơ thể. Chúng tạo ra chất nhầy và các chất khác có thể
bẫy và chống lại vi sinh vật.
§ Tế bào bạch cầu chống lại vi sinh vật gậy hại.
§ Các cơ quan và mô của hệ bạch huyết nơi
sản xuất và lưu trữ những tế bào bạch cầu, chẳng hạn như: tuyến ức, lá lách,
amiđan, tủy xương, mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết (các tuyến nhỏ nằm
khắp cơ thể, được liên kết bởi các mạch bạch huyết).
v
Có hai loại bạch cầu chính:
1. Thực bào
Các tế bào này bao quanh các mầm bệnh
và phá vỡ, ăn chúng. Bao gồm:
§ Bạch cầu trung tính - đây là loại
thực bào phổ biến nhất và có xu hướng tấn công vi khuẩn.
§ Bạch cầu đơn nhân - đây là loại lớn
nhất.
§ Đại thực bào - những tế bào này tuần
tra để tìm mầm bệnh và cũng loại bỏ các tế bào chết và sắp chết.
§ Tế bào Mast - chúng có nhiều công
việc, bao gồm giúp chữa lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây
bệnh.
2. Tế bào bạch huyết
Tế bào bạch huyết giúp cơ thể ghi nhớ
những tế bào lạ trước đây và nhận ra chúng nếu chúng quay lại tấn công lần nữa.
Tế bào bạch huyết được sản xuất trong
tủy xương. Một số tế bào bạch huyết ở trong tủy và phát triển thành tế bào
lympho B (tế bào B); những tế bào khác sẽ đi đến tuyến ức và trở thành tế bào
lympho T (tế bào T). Hai loại tế bào này có vai trò khác nhau:
§ Tế bào lympho B - chúng tạo ra kháng
thể và giúp cảnh báo các tế bào lympho T.
§ Tế bào lympho T - chúng tiêu diệt các
tế bào bị tổn thương trong cơ thể và giúp cảnh báo các tế bào bạch cầu khác.
3. Cách hệ miễn dịch hoạt động:
Tế bào hoạt động chính cho quá trình
này là tế bào bạch cầu. Trên bề mặt của các tế bào bạch cầu có 1 phân tử thụ thể
đặc biệt quan trọng là thụ thể tế bào T và thụ thể tế bào B. Các thụ thể này hình
thành từ các phân tử protein, chúng là chuỗi dài của các nguyên tử có thể gấp lại
thành các hình dạng hình dạng ngẫu nhiên ở phần tận cùng, cho phép chúng khớp
vào tất cả các loại phân tử.
Những thụ thể này có nhiệm vụ gắn hoặc
liên kết với các phân tử khác xung quanh nó, và nếu nó gắn với phân tử lạ không
có trong cơ thể trước thì nó sẽ kích hoạt tế bào miễn dịch, sau đó trực tiếp
tiêu diệt mầm bệnh hoặc tế bào bị lây nhiễm trực tiếp, hoặc kêu gọi các tế bào
miễn dịch khác đến để giúp đỡ.
Tuy nhiên khi về già cơ thể chúng ta sản xuất ít tế bào miễn dịch hơn, và các tế bào miễn dịch này còn phản ứng kém hơn trong việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh cũng như việc phản ứng với các phân tử protein dẫn dắt chúng đến các vị trí bị nhiễm trùng. Nói chung, đáp ứng miễn dịch ở người cao tuổi dễ được kích hoạt hơn nhưng hệ thống miễn dịch hoạt động ít chính xác hơn; chính vì vậy mà cơ thể chúng ta khi về già dễ mắc bệnh hơn.
4. Làm thế nào để kháng sinh giúp chống
lại nhiễm trùng?
Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng
để giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc
kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra. Thuốc
kháng sinh được phát triển để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các vi khuẩn cụ thể.
Điều đó có nghĩa là thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng da có thể không có tác dụng
chữa tiêu chảy do vi khuẩn gây ra. Sử dụng thuốc kháng sinh cho các bệnh nhiễm
trùng do vi-rút hoặc sử dụng sai thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi
khuẩn có thể khiến vi khuẩn trở nên kháng lại thuốc kháng sinh, do đó thuốc sẽ
không còn hiệu quả trong tương lai. Điều quan trọng là dùng thuốc kháng sinh
theo đúng quy định và đúng thời gian. Nếu ngừng thuốc kháng sinh sớm, vi khuẩn
có thể kháng thuốc và nhiễm trùng có thể tái phát trở lại.
P.N.T. Lâm
Nhận xét
Đăng nhận xét