Prosopagnosia - bệnh mù mặt - là chứng bệnh mà bệnh nhân không thể nhận ra gương mặt của bất cứ ai, kể cả người thân trong gia đình.
Bệnh mù mặt là gì?
Prosopagnosia hay chứng
"mù mặt người" là căn bệnh rối loạn thần kinh, không có khả năng nhận
dạng hoặc phân biệt khuôn mặt mình nhìn thấy. Chứng bệnh này khiến bệnh nhân
không thể nhận ra gương mặt của bất cứ ai, kể cả người thân trong gia đình và
ngay bản thân mình. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số.
Bệnh mù mặt không liên
quan đến suy giảm thị lực, khuyết tật học tập, khuyết tật khả năng nhận thức hoặc
mất trí nhớ. Những người bị mù mặt chỉ cảm thấy khó khăn khi nhận diện khuôn mặt
của một người chứ không gặp khó khăn trong việc nhớ ra người đó là ai như người
mất trí nhớ.
Nguyên nhân của căn bệnh
Giáo sư Khoa Thần kinh
Brad Duchaine - chuyên gia về chứng mù mặt ở Đại học London cho biết: "Trường
hợp đầu tiên được phát hiện vào năm 1976. Chúng tôi nhận ra rằng chứng
prosopagnosia mắc phải là do tổn thương vùng đầu, đột quị hay tổn thương não.
Nhưng đối với chứng prosopagnosia phát triển thì chúng tôi chưa biết được gì
nhiều. Còn đối với chứng mù mặt bẩm sinh thì hiện giờ chưa ai biết nguyên nhân
của hiện tượng có phải do tổn thương phôi thai trong thai kỳ hay không. Nếu như
có một giai đoạn phôi thai bị thiếu oxy thì não bộ sẽ bị tác động đáng kể".
Giáo sư Duchaine cho biết phần não nhận diện gương mặt khác với phần não nhận thức đồ vật. Khi có vấn đề với một hệ thống, thì phần khác của não sẽ phát triển nhiều hơn để bù trừ. Tức là nếu một người bị hội chứng Prosopagnosia không thể nhận ra gương mặt nhưng có thể biết rõ đồ vật để dựa vào đó mà xác định đối tượng nhìn thấy.
Bệnh mù mặt được cho là
do sự bất thường, suy yếu hoặc tổn thương ở vùng fusiform gyrus. Đây là một
vùng trong não điều phối các hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến trí nhớ và nhận
diện khuôn mặt. Bệnh mù mặt cũng có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân gặp một cơn
đột quỵ, chấn thương não hoặc một số bệnh thoái hóa thần kinh. Một số trường hợp
bị mù mặt do là một rối loạn bẩm sinh nào đó. Đôi khi, bệnh nhân bị bệnh mù mặt
bẩm sinh nếu có người thân mắc chứng này.
Các nghiên cứu cũng cho
thấy những người bị mù mặt có xu hướng di truyền từ người thân bởi khiếm khuyết
trong gen trội. Vì vậy, nếu cha mẹ bị Prosopagnosia, 50% khả năng con cái của họ
cũng mắc bệnh này.
Dù là bẩm sinh hay chấn
thương thì những nguyên nhân trên đều dẫn đến việc làm gián đoạn tiến trình ghi
nhận thông tin bình thường của não cho phép nhận diện gương mặt. Điều đó có
nghĩa là bệnh nhân có thể trò chuyện bình thường với một ai đó, nhưng chỉ vài
phút sau là không nhận ra họ.
Triệu chứng
Những người mắc
Prosopagnosia có các triệu chứng khác nhau, không rõ ràng. Dấu hiệu chính để
phát hiện bệnh là việc họ không nhận ra khuôn mặt của người khác sau vài lần gặp.
Một số trường hợp không thể nhận ra khuôn mặt của chính họ trong gương. Chẳng hạn
như trường hợp của Gaylen Howard (40 tuổi), ở Boulder, Colorado. Gaylen Howard
chia sẻ với Times rằng khi đứng trước gương trong phòng vệ sinh đông đúc, bà tự
cười với bản thân và hỏi: "Tôi là ai?".
Người mắc bệnh mù mặt cảm thấy khó khăn trong việc nhận ra sự khác biệt trên khuôn mặt của người mình mới gặp hay thậm chí họ còn có thể khó nhận ra khuôn mặt của người quen. Ngay đến việc xem phim cũng là một vấn đề - nếu nhân vật thay đổi quần áo giữa 2 cảnh khác nhau thì họ không tài nào nhận ra đó là ai.
Cách điều trị
Hiện tại vẫn chưa có cách
chữa bệnh mù mặt. Việc điều trị tập trung chủ yếu vào giải pháp giúp những người
mắc bệnh tìm cách nhận diện những người mình gặp tốt hơn.
Ví dụ, bạn có thể học
cách nhận diện một người bằng cách tập trung vào ngoại hình hay giọng nói của họ.
Những đặc điểm ngoại hình bạn có thể dùng để nhận diện một người là quần áo, kiểu
tóc, chiều cao, có mang kính hay dáng người, cử chỉ. Bạn cũng có thể để ý tốc độ
di chuyển của một người để nhận diện họ.
Lý Ngọc San
Nhận xét
Đăng nhận xét