1. Hương Cảng:
+
Bắt
tay và hơi cúi đầu được coi là thích hợp khi gặp gỡ.
+
Khi
chào hỏi bạn hãy bắt đầu từ người cấp cao trước, nếu người đó có chức danh thì
khi chào họ hãy kèm theo chức danh.
+
Danh
thiếp của bạn cần được dịch sang tiếng Hoa ở một mặt. Khi đưa danh thiếp hãy dùng
hai tay để đưa.
+
Hãy
tránh các đề tài về chính trị, công tác kiểm duyệt và những phong trào đấu
tranh.
+
Hãy
nhớ là họ sẽ đánh giá cao tính đúng giờ của bạn đó.
+
Khi
giao tiếp nên đứng cách nhau hai sải tay. Không nên đụng chạm và vỗ vào người họ.
+
Trên
bàn ăn, nếu không dùng đũa, hãy đặt chúng trên giá để đữa hoặc ngang qua bát,
không bao giờ để chúng theo chiều dọc. Khi ăn cơm, nhớ để lại phần lớn cơm
trong bát khi món cuối cùng được kết thúc; nếu không, bạn sẽ bị coi là không có
đủ cơm để ăn trong bữa ăn.
+
Ở
đây tặng quà được coi như 1 một nét văn hóa. Hãy nhớ nếu bạn tặng quà cho họ thì
hãy tránh tặng đồng hồ - nó được coi như cái chết và quà được đưa hàng hai tay.
Mở quà trước mặt người tặng chỉ khi được đề nghị làm như thế.
2. Indonesia:
+
Trong
phép xã giao của người Indonesia, họ chỉ bắt tay trong lần gặp gỡ lần đầu, những
lần sau họ sẽ không bắt tay lại. Tuy nhiên khi ai đó rời đi hoặc trở về từ một
chuyến đi dài họ cũng lại bắt tay nhau. Nếu bạn ở Java và được giới thiệu cho
một nhóm các thành viên cùng một tổ chức, không cần thiết phải bắt tay từng
người.
+
Khi
một người chạm tay vào ngực trái của họ lúc gặp bạn lần đầu tiên có nghĩa là
người đó rất hân hạnh được gặp bạn.
+
Các
chức danh (bác sĩ, giáo sư ...) thường được coi trọng và bạn nên dùng khi trò
chuyện.
+
Mặt
sau của danh thiếp nên được dịch sang tiếng Indonesia. Khi đua danh thiếp bạn nên
đưa bằng hai tay. Khi có ai đưa danh thiếp, hãy xem kỹ nó vài phút. Khi quyết
định cất danh thiếp, nên cất nó trong hộp danh thiếp; không để danh thiếp trong
ví và nhét vào túi sau.
+
Tính
đúng giờ ở đây cũng rất được đánh giá cao.
+
Khi
bạn đang ở nhà riêng hay nhà thờ (Hồi giáo), bạn phải bỏ giày ra và quay chúng
về phía cửa theo hướng mà bạn đi vào.
+
Ở
đây việc ôm và hôn nơi công cộng là không thích hợp.
+
Theo
thường lệ, người Indonesia thà bị coi là sai còn hơn là không chỉ dẫn cho bạn
được. Vì lý do ấy, tốt hơn là hãy hỏi vài người để xác nhận điều bạn được họ
chỉ.
+
Bạn
hãy dành một lời khen hay lời cám ơn thay vì tặng quà cho vị khách Indonesia
của mình.
+
Ăn uống được coi như một vấn đề riêng tư và vì
thế, khi ăn người ta rất ít nói chuyện. Ở đây khi ăn xong họ sẽ để lại một chút
thức ăn trong đĩa và vải ngụm đồ uống trong ly.
+
phụ
nữ có thể được xếp ngồi bàn riêng. Tuy nhiên ở Java, đàn ông và phụ nữ có thể
ngồi cạnh nhau. Vị khách nam quan trọng nhất sẽ ngồi cạnh ông chủ và vị khách
nữ quan trọng nhất được mời ngồi cạnh bà chủ.
3. Nhật Bản:
+
Khi
bạn chào hỏi người Nhật hãy cúi đầu sâu và trịnh trọng. Khi cúi chào như vậy,
hãy gặp người khoảng 30 độ từ thắt lưng và giữ như vậy cho hai phút.
Những người cấp thấp hơn mình: họ cúi
mình thấp hơn và lâu hơn.
Với người ngang cấp: hãy thêm một cái
cúi đầu để tỏ lòng kính trọng người cao tuổi hơn hoặc có trình độ chuyên môn
cao hơn mình.
Với người cấp cao hơn mình: bạn cúi
sâu hơn, hạ thấp mắt với vẻ kính cẩn.
Đối với đàn ông: lòng bàn tay nên
ngừa lên về phía đầu gối của bạn.
Đối với phụ nữ: hai bàn tay khoanh
lại trước bạn khi cúi đầu.
+
Khi
chào hỏi hãy dùng tên họ thay vì tên riêng.
+
Danh
thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt được dịch sang tiếng Nhật. Hãy
nhớ luôn mang theo danh thiếp. Khi đưa danh thiếp, đưa mặt có chữ quay về người
nhận danh thiếp và đưa danh thiếp bằng hai tay.
+
Khi
nhận danh thiếp của người Nhật, đọc kỹ nó và đặt danh thiếp trên bàn trước mặt
bạn, khi bạn còn đang ngồi đó; đừng bỏ danh thiếp vào ví và đút vào túi sau.
+
Người
Nhật luân tuân thủ giờ giấc.
+
Đừng
đụng chạm hay “vỗ vào lưng ” người khác.
+
Khi
bạn cần hỉ mũi hãy kín đáo, tốt nhất là chỗ kín, dùng khăn giấy và vứt nó đi
ngay. Nhét khăn giấy đã dùng vào túi hay ví bị coi là thô thiển.
+
Với
người Nhật, cười họ có thể coi là bạn đang lúng túng hơn là phản ứng với một
điều gì đó khôi hài.
+
Dấu
hiệu “okay” của người Mỹ có nghĩa là “tiền” ở Nhật Bản.
+
Về
việc dùng đũa, bạn nên đặt trên giá khi không dùng chúng, không để chúng trong
đĩa ăn, tránh vung vẩy đũa hoặc chĩa chúng về phía người khác.
+
Nghi
thức uống ở Nhật:
1. Không bao giờ đổ đồ uống.
2. Luôn nâng tách lên khi có người rót
thêm đồ uống.
3. Không bao giờ để ly của khách cạn
nước.
4. Rót lần lượt cho từng người.
4. Singapore:
+
Khi
giao tiếp, bạn hãy dùng chức danh và tên của người đó. Nếu không biết chức danh,
hãy dùng " Mr " hay " Mrs.
+
Nên
đưa danh thiếp bằng cả hai tay.
+
Người
Singapore rất coi trọng tính đúng giờ.
+
Chỉ
trỏ một hay hai ngón tay bị coi là khiếm nhã. Tránh để hở gót giày. Bàn chân bị
coi là phần không sạch của cơ thể nên không bao giờ được dùng để di chuyển bất
cứ thứ gì (như đẩy ghế lại gần bàn).
+
Nếu
bạn được mời về nhà họ ăn tối, hoa hay hộp kẹo được cho là những món quà thích
hợp. Tránh tặng quà khi thiết lập quan hệ làm ăn vì như thế có thể bị coi là sự
đút lót.
5. Hàn Quốc:
+
Khi
chào hãy cúi đầu. Khi hai người gặp nhau, người trẻ hơn, hay địa vị thấp hơn chào
trước. Khi gặp một phụ nữ Hàn Quốc, đàn ông nên chờ người đó đưa tay bắt trước.
+
Từ
“songae nim” có nghĩa là “người đáng kính” được dùng sau tên họ hay tên đầy đủ
là dấu hiệu tỏ ra kính trọng. Nếu bạn không biết tên người đó, sử dụng tước vị
này là thích hợp.
+
Khi
có người cao tuổi bước vào phòng, bạn nên đứng dậy. Một cách để tỏ lòng kính
trọng người có tuổi là hạ thấp mắt của bạn xuống.
+
Dù
người Hàn Quốc không đánh giá cao sự đúng giờ, nhưng bạn vẫn hãy đúng giờ.
+
Việc
cười to bị coi là khiếm nhã. Khi cười nơi công cộng, hãy che miệng của bạn lại.
+
Hỉ
mũi ở nơi kín đáo.
+
Bỏ
giày khi vào đền thờ hay nhà của người khác.
+
Ôm
và vỗ lưng người khác bị coi là khiếm nhã.
+ Họ thường chiêu đãi ở nhà hàng ăn hay quán ăn hơn là đãi nhà. Nếu bạn được mời tới nhà, nhớ mang theo một món quà giản dị (như hoa…), và đưa quà bằng cả hai tay. Nên nhớ rằng không mở quà trước mặt người tặng.
Nhận xét
Đăng nhận xét