Chuyển đến nội dung chính

MƯA TRÊN NHỮNG HÀNH TINH KHÁC: MƯA THỦY TINH, MƯA SẮT, MƯA KIM CƯƠNG...

Mưa ở Trái Đất đơn giản chỉ là nước được tạo thành từ sự ngưng tụ hơi nước trong không khí. Thế nhưng, ở các hành tinh khác, mưa lại có "hình dạng" khác.

1. Mưa axit sulfuric

Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc những đám mây axit sunfuric. Do đó, trên hành tinh này có những cơn mưa axit. Nhưng vì lớp bề mặt của hành tinh này lên đến 894 độ F (Tức 480 độ C), nên cơn mưa sẽ chỉ đến được gần mặt đất tầm 15,5 dặm (25 km) trước khi biến hết thành khí gas và bốc hơi. 

2. Bão tuyết carbon

Trong quá khứ, Sao Hỏa đã từng là hành tinh có nước và dấu hiệu của sự sống. Nhưng nay đã trở thành những mảnh đất khô cằn với những cơn bão cát khủng khiếp. Không chỉ thế, hai cực của Sao Hỏa cũng bao phủ với băng và bão tuyết dữ dội.

Không giống như những giọt nước đóng băng lại rồi tạo thành tuyết như trên Trái Đất, tuyết trên sao Hỏa được tạo nên từ CO2 ở dạng rắn, hay còn có tên gọi là "băng khô".  Lý do là bởi bề mặt khí quyển của hành tinh này quá yếu để giữ nhiệt Mặt trời. Nhiệt độ ở đường xích đạo có thể rất dễ chịu vào ban ngày, tầm 70 độ F (20 độ C) nhưng vào ban đêm lại xuống thấp tới – 58 độ F (- 50 độ C).

3. Mưa thủy tinh

Ngoại hành tinh HD 189773B có màu xanh da trời lung linh tuyệt đẹp. Nhưng màu xanh đó không phải đến từ sự phản chiếu của đại dương như trên Trái đất, mà là một bầu khí quyển mơ hồ, có luồng gió thổi mạnh chứa những đám mây cao phủ các hạt silicat.  Những cơn mưa thủy tinh lại thêm ánh sáng phản chiếu khiến nó trông như thể được bao quanh bởi nước. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngắm nhìn hành tinh này từ xa bởi những mảnh thủy tinh di chuyển với vận tốc 7.000 km/h ở đây có thể khiến bạn bị xé ra thành nhiều mảnh chỉ trong chớp mắt.

4. Mưa mêtan

Titan là mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, có nhiều điểm tương đồng với hành tinh quê hương của chúng ta. Giống như Trái đất, Titan có các mùa, có mưa và bầu khí quyển đáng kể. Metan là chất lỏng chính trên Titan vì nhiệt độ bề mặt của nó cực kỳ lạnh giá, âm 290 độ F (âm 170 độ C). Vậy nên trên mặt trăng đá saturnian này, mưa không phải là nước mà là metan.

Lượng mưa trên Titan ít hơn nhiều so với hành tinh của chúng ta. Ngoài ra, vì lực hấp dẫn của Titan bằng khoảng một phần bảy lực hấp dẫn của Trái đất, nên các hạt mưa rơi chậm hơn 5 lần, do giảm trọng lực và lực cản tăng…Đồng thời giọt mưa có kích thước lớn hơn (ước tính khoảng 1cm).

Bởi vì bề mặt Titan có chất lỏng chảy qua, giống như các dòng sông trên Trái đất. Nhưng khác 1 điều, chất lỏng này không phải là nước mà là hỗn hợp của các hydrocarbon khác nhau. Nhiệt độ đủ lạnh trên Titan khiến các hóa chất ở thể lỏng và tạo thành hồ. Rồi metan lại bốc hơi và thăng thiên thành các đám mây, và vòng tuần hoàn lại lặp lại.

5. Mưa sắt

WASP-76b là ngoại hành tinh khổng lồ, được phát hiện năm 2013. Nằm cách trái đất 780 năm ánh sáng và thuộc dạng "Sao Mộc nóng", WASP-76b là một hành tinh khí khổng lồ.

Hành tinh này có 2 mặt, một mặt luôn là ban ngày, còn mặt kia là bóng đêm vĩnh cửu. Ở phía ban ngày của WASP-76b có nhiệt độ bề mặt khoảng 2.200 độ C, khiến vật chất rắn như sắt cũng tan chảy và bốc hơi biến thành khí. Sắt bốc lên trong bầu khí quyển và chảy về phía ban đêm của WASP-76b, nơi có nhiệt độ lạnh hơn.

Khi sắt ở thể khí đi tới phía ban đêm của hành tinh thì ngưng tụ rồi đổ xuống thành mưa sắt nóng chảy, y hệt như cách nước tuần hoàn trên trái đất.

6. Mưa kim cương

- Sao Thiên Vương và sao Hải Vương

Lý thuyết mưa kim cương đã được đưa ra từ lâu, từ các bằng chứng và ghi nhận ít ỏi từ tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA, khi nó đi ngang 2 hành tinh này. Đây là lần đầu tiên một công trình xác định điều khó tin này là có thực.

Bên dưới bầu khí quyển dày đặc của Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương là một chất lỏng siêu nóng, siêu đậm đặc của các vật liệu như nước, mê-tan và amoniac bao bọc quanh lõi hành tinh. Thí nghiệm của nhóm khoa học gia cho thấy với áp suất và nhiệt độ đủ lớn trên 2 hành tinh này, khí mê-tan có thể bị phá vỡ thành kim cương. Ngoài ra, một vật liệu đặc biệt chỉ có trên 2 hành tinh này, tương tự hydrocarbon polystyrene của trái đất, cũng có thể được nhiệt độ và áp suất phù hợp phá hủy thành kim cương.

Kim cương sinh ra vốn dày đặc hơn các vật liệu xung quanh chúng, nên bị rơi xuống sâu hơn bên trong lõi hành tinh, trước khi các quy trình đặc biệt lại chuyển hóa chúng, tái sinh thành dạng vật liệu tiền thân gần như cách nước tuần hoàn trên trái đất.

-Sao Thổ:

Trên sao Thổ cũng có những cơn mưa kim cương. Không phải mưa đá trông tựa kim cương mà là kim cương thật 100%. Sao Thổ có những cơn bão sấm chớp mạnh dữ dội đủ sức làm cho các phân tử metan trong khí quyển bị phân tách, thải ra hàng loạt nguyên tử các-bon bay tự do và rơi xuống mặt đất. Trong quá trình rơi qua lớp khí quyển dày đặc của Sao Thổ, chúng chuyển hóa thành các mảnh kim cương nhỏ xíu. 

Có điều, các hạt kim cương này chỉ đi được chừng 22 dặm (36 000 km) trước khi mọi thứ trở nên quá nóng và chúng bị phân hủy thành dung dịch lỏng. Vì vậy, không thể có một tương lai giàu có ở hành tinh khí này. Giấc mơ chỉ là giấc mơ.

Góc khám phá

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI