Máu
phải luôn liên tục cung cấp oxy và glucose để nuôi dưỡng các tế bào não. Tế bào
não của chúng ta không dự trữ oxy và lượng glucose chỉ đủ để dùng trong khoảng
3 phút. Vậy nên dòng máu mng oxy và glucose nuôi dưỡng não bị cắt đứt, tế bào não
sẽ chỉ chịu đựng được khoảng 3-4 phút sau đó bị tổn thương vinh viễn.
Đột
quỵ chính là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên
trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân
gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử
vong cao.
v Loại
đột quỵ: 2 loại
§ Chảy
máu não: mạch máu bị vỡ đột ngột do tăng huyết áp quá mức hoặc vỡ dị dạng mạch
có sẵn trong não.
§ Nhồi
máu não: mạch máu bị tắc nghẽn bở huyết khối, huyết khối tại mạch não hoặc huyết
khối từ nơi khác đến.
v Những
người có nguy cơ cao bị đột quỵ:
Người
mắc bệnh cao huyết áp (nguy cơ gấp 3 lần so với người bình thường), bệnh lý về tim
(gấp 6 lần), đái tháo đường (nguy cơ gấp 4 lần so với người bình thường), mắc các
chứng rối loạn chuyển hóa, béo phì; những người nghiện rượi bia, hút thuốc, chế
độ ăn uống nhiều chất béo xấu, ít vận động…
Mặc
dù đột qụy não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng
25% ca đột qụy lại xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đột qụy ở người trẻ đang có
chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt
đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích,
tình trạng “béo phì văn phòng” ...
v Dấu
hiệu nhận biết đột quỵ (chỉ cần 1 trong 3 dấu hiệu):
§ Liệt
mặt: hãy nói người bệnh cười hoặc nhe răng để kiểm tra.
§ Liệt
tay: hãy nói người bệnh giơ 2 tay ra để kiểm tra.
§ Lời
nói, ý thức bất thường: đột ngột bị lú lẫn, không hiểu gì; bị nói ngọng hoặc khó
nói chuyện…
v Những
điều bạn cần làm:
§ Nhanh
chóng gọi cấp cứu 115 để được đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.
§ Đỡ
người bệnh nằm xuống, nếu người bệnh còn tỉnh táo hãy đặt đầu bệnh nhân cao 30 độ
để giảm áp lực nội sọ. Nếu bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn hãy đặt bệnh nhân nằm
nghiêng qua 1 bênh để tránh sặc vào phổi. Nới lỏng bớt quần áo bệnh nhân; hãy để
bệnh nhân nằm yên tĩnh, thoáng khí và không gây ồn ảo.
§ Không
được cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi có sự cho phép của bác sĩ
để tránh bệnh nhân bị sặc vào phổi dẫn tới tình trạng nặng hơn.
§ Nếu
bệnh nhân bị hôn mê, hãy kiểm tra đường thở. Lấy hết dị vật, răng giả trong miệng
ra nếu có. Cố định cột sống trong trường hợp bị chấn thương. Hỗ trợ hô hấp nhân
tạo xong rồi đặt bệnh nhân nằm nghiêng an toàn; nếu có dấu hiệu sốc, đặt họ nằm
ở tư thế đầu thấp chân cao.
§ Bạn
không nên xoa bóp, đâm kim vào ngón tay ngón chân nạn nhân, vì điều đó sẽ gây đau
người bệnh và vô tình làm tình trạng trầm trọng thêm.
§ Không
được tự ý cho bệnh nhân uống các loại thuốc như aspirin, thuốc huyết áp… khi chưa
có sự chỉ định của nhân viên y tế.
v Phòng
bệnh hơn chữa bệnh:
Phòng
bệnh đột quỵ não bằng cách:
§ Hãy
hình thành thói quen sống tích cực: không lạm dụng bia rượu, không hút thuốc lá
hoặc sử dụng các chất kích thích. Tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục
hàng ngày. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Chế độ ăn
nên có nhiều rau, hoa quả. Hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều chất béo bão hòa và chất
béo chuyển hóa.
§ Kiểm
soát và điều trị tốt các bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,
bệnh lý tim mạch...bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng
mỡ trong máu...
Nhận xét
Đăng nhận xét