NHỮNG BÍ KÍP SINH TỒN KHI GẶP NGUY HIỂM (link video)
1. Nước
biển đột ngột rút mất.
\
Nước
biển đột nhiên rút xa bờ một cách bất thường, đó là dấu hiệu của sóng thần. Nếu
nhận thấy điểm này, hãy nhanh chóng hô hoán, kêu gọi mọi người chạy trốn thật nhanh.
Năm
2004, dấu hiệu này đã từng xảy ra tại một bờ biển thuộc Ấn Độ Dương nhưng không
ai để ý. Khi thấy nước biển rút, mọi người hân hoan đi bắt cá, nhặt trai sò. Dù
vậy, may mắn là ở bãi biển khi đó có 2 người từng biết đến hiện tượng này: một
bé gái 10 tuổi người Anh tên Tilly Smith, và một giáo viên sinh học tên John
Chroston. Nhờ họ, rất nhiều sinh mạng đã được cứu vào ngày hôm đó.
2. Thoát
khỏi dòng nước xiết ở bờ biển.
Khi
bơi trên biển, chúng ta có thể phải đối mặt với 1 hiện tượng nguy hiểm, có tên
gọi là dòng chảy xa bờ. Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, cuốn bạn vào dòng
nước và lôi ra xa. Theo bản năng, bạn sẽ cố gắng bơi lên bờ càng nhanh càng tốt,
nhưng điều này sẽ khiến nước cuốn bạn trôi nhanh hơn mà thôi. Vì thế, nếu bị cuốn
vào dòng nước này, đừng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song
song với bờ để thoát khỏi dòng nước. Dòng nước này không quá rộng, bạn hoàn
toàn có thể bơi khỏi nó và tự giải cứu cho mình.
3. Trốn chạy khỏi cá sấu truy đuổi.
Khi
di chuyển theo đường thẳng, cá sấu có thể chạy nhanh hơn con người. Tuy nhiên,
do chân ngắn và thân dài, chúng rất vụng về khi phải rẽ ngoặt ở đâu đó. Đây là
lý do tại sao chúng sẽ không đuổi bắt con mồi thường xuyên di chuyển khỏi tầm mắt
của chúng. Do đó, nếu bị một con cá sấu đuổi theo, bạn hãy chạy theo đường zic
zắc để trốn thoát. Nhưng tốt nhất, bạn nên tránh xa những vùng nước có cá sấu.
4. Đập
vỡ kính xe trong trường hợp khẩn cấp.
Trong
tình huống buộc phải phá vỡ kính ô tô để ra ngoài, bạn cần phải chuẩn bị một vật
có tiết diện nhỏ như tua vít, hoặc chí ít cũng là một cây bút. Nhắm thật lực
vào một điểm phía rìa cửa kính và đâm vào, tránh đâm vào chính giữa vì đó là
nơi có kết cấu vững nhất.
5. Tránh
bị sét đánh giữa đồng trống.
Vào
mùa mưa bão, cần hạn chế ra những nơi trống trải, vì chẳng có bất kỳ thứ gì làm
cột thu lôi cho bạn cả (như nhà cao tầng, ngọn cây...). Nhưng nếu chẳng may
đang ở giữa cánh đồng trong khi bão đang tới, ít nhất hãy ngồi xổm hoặc quỳ xuống,
đặt đầu vào giữa 2 đầu gối và 2 tay che tai. Nếu xung quanh có bất kỳ thứ gì
cao hơn bạn, hãy đảm bảo tránh xa vật thể đó.
Quy
tắc tương tự cũng được áp dụng khi di chuyển theo nhóm. Hãy tách nhau ra, đợi
chờ cơn bão sét kết thúc.
6. Phải làm gì khi gặp xoáy nước giữa biển?
Hãy
xem hướng của dòng chảy, sau đó bơi hoặc chèo thuyền theo chiều ngang, lợi dụng
chính dòng chảy để thoát ra ngoài. Đừng cố gắng bơi ngược dòng, vì bạn sẽ nhanh
chóng đuối sức và bị nó nuốt chửng.
Trong
trường hợp bị cuốn vào, hãy nhớ rằng một xoáy nước sẽ rất yếu ở phía đáy. Hít một
hơi thật sâu, đợi cho đến khi dòng yếu dần và bơi ra ngoài.
7. Nếu
không may rơi xuống sông chảy xiết.
Một
dòng nước xiết thực sự đáng sợ hơn bạn tưởng, vì ngay cả các kình ngư cũng
không chống nổi đâu. Vậy nên nếu rơi vào tình huống này, bạn cần một số lưu ý:
1.
Hãy bơi chéo góc vào bờ chứ đừng bơi thẳng, vì như vậy sẽ rất tốn năng lượng.
Nên chọn 1 góc 45 độ.
2.
Đừng cố bơi ngược dòng. Không nổi đâu!
3.
Nằm ngửa ra, thả nổi với chân hướng theo dòng chảy. Đầu của bạn cần phải đặt
theo hướng đầu dòng, để tránh trường hợp va phải vật cản. Tư thế này sẽ giúp bạn
nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi đến vùng nước tĩnh lặng hơn để dễ dàng bơi vào bờ.
8. Rơi
xuống nước lạnh.
Đừng
nghĩ tình huống này sẽ không xảy ra với bạn, tỉ lệ tàu thuyền, máy bay gặp nạn
vẫn có tồn tại. Và khi sống sót sau một vụ tai nạn, bạn có thể đối mặt với việc
rơi xuống một vùng nước có nhiệt độ siêu lạnh, nhất là trong tiết trời mùa
đông. Trong tai nạn chìm tàu Titanic, hầu hết các nạn nhân thiệt mạng là vì mất
thân nhiệt do nước biển quá lạnh. Vậy trong tình huống ấy, bạn phải làm gì?
Thực
ra thì nếu rơi vào cảnh ấy bạn sẽ không thể làm được quá nhiều điều đâu, nhất
là khi xung quanh toàn là nước, không thấy bờ. Nhưng dù vậy, hãy nâng cao khả
năng sống sót của mình bằng cách khoanh tay trước ngực, co chân lên ngang bụng
(dĩ nhiên là nếu có áo phao). Đó là tư thế hạn chế thoát nhiệt, nhằm ngăn không
cho thân nhiệt bạn thoát ra quá nhiều trong lúc chờ đợi cứu hộ.
9. Rơi
xuống hồ băng.
Điều
nguy hiểm nhất của các hồ băng là có những nơi băng mỏng, không đủ để nâng đỡ
trọng lượng cơ thể và khiến chúng ta rơi xuống nước. Lúc này, cần phải ra khỏi
nước rất nhanh để tránh hiện tượng hạ thân nhiệt cực kỳ nguy hiểm.
Cách
làm như sau: khi bám được vào rìa băng, đừng cố gắng tự nâng mình lên. Thay vào
đó hãy đạp chân để nổi, nâng dần cơ thể theo chiều ngang, giống như cách hải cẩu
lên bờ vậy. Và khi đã lên được mặt băng cũng đừng cố gắng đứng dậy, để tránh trọng
lực dồn xuống một điểm. Hãy lăn tròn đến một nơi rộng rãi và an toàn hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét