Chuyển đến nội dung chính

Mặt trăng đang "rời xa" Trái đất theo thời gian

Là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, Mặt trăng hình thành sau cú va chạm của tiểu hành tinh Theia với Trái đất vào 4,5 tỷ năm trước. Và theo thời gian, Mặt trăng đang càng ngày càng dịch chuyển xa khỏi hành tinh của chúng ta.



Trước đây, khoảng 4,5 tỉ năm về trước, khi Mặt trăng vừa mới hình thành đã ở gần Trái đất hơn bao giờ hết. Ước tính khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng lúc đó gần hơn gấp 10 lần so với hiện tại. Và các nhà khoa học cho biết, Mặt trăng lúc này dịch chuyển với tốc độ khoảng 20cm mỗi năm.

Các lực hút Mặt trăng ra khỏi chúng ta cũng đang làm chậm tốc độ quay của Trái đất, kéo dài thời gian ban ngày trên Trái đất. Ban đầu, khi Mặt trăng ở gần, Trái đất quay nhanh hơn, một ngày chỉ kéo dài 5 giờ. Sau 4,5 tỉ năm, dưới tác động của Mặt trăng, Trái đất đã quay chậm lại thành 24 giờ. Nhưng với tốc độ rút lui hiện tại, Mặt trăng sẽ mất 1 thế kỷ để tăng thêm 2 mili giây hoặc lâu hơn cho thời lượng một ngày trên Trái đất.


Hành tinh Trái đất của chúng ta và Mặt trăng sẽ luôn trong trạng thái dần xa rời nhau. Lực hấp dẫn của các Mặt trăng thường rất yếu, nhưng vẫn có thể tác động lên các hành tinh chủ. Trong trường hợp Trái đất, đây là một hành tinh được bao phủ bởi đại dương, tác động của lực hút từ Mặt trăng thể hiện ở sự thay đổi của thủy triều. Mặt trăng hút các đại dương của chúng ta, nhưng cũng bị các đại dương kéo lại, khiến cho quỹ đạo của Mặt trăng bị tăng tốc. Và “nếu bạn tăng tốc trong khi đang quay quanh Trái đất, bạn đang dễ dàng thoát khỏi Trái đất hơn, vì vậy khoảng cách sẽ ngày càng xa hơn” - theo lý giải từ nhà khoa học hành tinh James O'Donoghue thuộc cơ quan Vũ trụ của Nhật Bản JAXAR.

Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "sự rút lui của Mặt trăng". Họ đã tiến hành đo lường sự rút lui này bằng cách chiếu tia laser vào những tấm gương mà các phi hành gia Apollo để lại trên Mặt trăng, sử dụng dữ liệu đó cùng với các nguồn khác để ước tính các dịch chuyển đã diễn ra.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tốc độ rút lui của Mặt trăng đã thay đổi trong những năm qua, cùng với các đợt tăng đột biến trùng hợp với các sự kiện quan trọng. Chẳng hạn như sau sự kiện loạt thiên thạch lao vào Mặt trăng hoặc các kỷ băng hà biến động trên Trái đất. Sự rút lui của Mặt trăng đã ảnh hưởng nhiều đến Trái đất bên cạnh các tác động về thủy triều.

Hiện nay Mặt trăng đang di chuyển xa Trái đất với tốc độ 3.8 cm mỗi năm. Sau 50 tỷ năm nữa, Mặt trăng sẽ có quỹ đạo quay quanh Trái đất ở mức cực đại. Khi đó, mỗi tháng sẽ có 47 ngày thay vì 30 ngày như bây giờ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI