v Nguyên
nhân ngủ đủ giấc vẫn buồn ngủ
Hiện
tượng thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, đôi khi kèm theo chóng mặt ban ngày nơi
công sở làm việc mặc dù ban đêm vẫn ngủ 7 – 8 tiếng, là do máu không được cung
cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy cho não. Nguyên nhân máu không được lên não đầy đủ
là do bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
1.
Buồn ngủ cả ngày do cơ thể báo động thiếu nước
Kể
cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt và xuống
tinh thần. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ đến khi cơ thể thiếu từ 1 – 2%
nước thì mới bắt đầu báo động. Vì vậy nếu bạn chờ khi khát nước mới uống thì đã
quá trễ. Hãy bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên, ngay cả khi em chưa thấy
khát. Ngoài nước lọc, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể từ trái cây, rau củ,
sữa chua, canh…
2.
Thiếu sắt, rối loạn đường huyết
Sắt
là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và
làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến
với các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ
giảm sút, nhất là ở não, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng hay buồn
ngủ.
3.
Suy tuyến giáp gây buồn ngủ
Luôn
buồn ngủ (có thể ngủ từ 14 – 16 tiếng mỗi ngày) còn là dấu hiệu đặc trưng của
suy tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một
số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Khi chức
năng của tuyến giáp suy giảm sẽ làm cơ thể uể oải và lúc nào cũng buồn ngủ.
4.
Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ
Thoái
hóa mỗi đoạn đốt sống ở cổ sẽ gây nên một triệu chứng khác nhau.
Nếu thoái hóa ở đoạn cổ bốn sẽ liên quan đến vận động cơ hoành, gây
hiện tượng ngáp thường xuyên, nấc, chóng mặt
Parkinson
là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Một trong những
triệu chứng của bệnh là gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Có thể
ban ngày ngáp liên tục, buồn ngủ không cưỡng lại được.
Chất
phóng xạ có trong đất, năng lượng mặt trời. Ngoài ra, còn xuất phát
từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng
phóng xạ để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò. Bệnh nhân
bị nhiễm phóng xạ có thể có biểu hiện như say sóng, và biểu hiện
đầu tiên là ngáp.
5.
Quá áp lực và stress gây buồn ngủ
Việc
căng thẳng và stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình
trạng buồn ngủ dù ngủ đủ giấc, vì nó sẽ làm chất lượng giấc ngủ giảm sút và sức
khỏe ngày càng yếu đi. Nếu quá căng thẳng mà không biết chia sẻ cùng ai có thể
tìm đến một bác sĩ tâm lý hoặc một người bạn thân thiết để tâm sự. Hãy tránh uống
thuốc linh tinh.
6.
Đau cơ mãn tính (Fibromyalgia)
Nếu
sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động
của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi
kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.
Giải
pháp: Trong khi không có liệu pháp điều trị nào nhanh chóng cho bệnh này, bệnh
nhân thường được khuyên điều chỉnh lịch trình hoạt động hàng ngày của mình theo
hướng có lợi nhất cho giấc ngủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Công
dụng của cây đinh lăng lá nhỏ với sức khỏe
7.
Mắc bệnh về mạch máu não
Nếu
xảy ra tình trạng sơ vữa, hoặc máu lên não không đủ, thậm chí hình thành huyết
khối, tạo thành nhồi máu não, dẫn tới tổ chức não xảy ra hiện tượng thiếu oxi,
thiếu máu.
Lâu
dần, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc phát huy các chức năng bình thường của não,
và thường có biểu hiện ngủ gật. Nếu xuất hiện thêm triệu chứng chóng mặt, đau đầu,
chân tay tê cứng yếu ớt, các bạn cần đặc biệt chú ý và đến cơ sở y tế để kiểm
tra.
v Cách
khắc phục cơn buồn ngủ:
1. Đứng
dậy và đi bộ xung quanh văn phòng
Theo
Webmd, tiến sĩ Robert Thayer, Đại học California (Mỹ) cho biết ăn một thanh kẹo
hoặc đi bộ nhanh 10 phút sẽ giúp cơ thể bạn lấy lại sự tỉnh táo. Đặc biệt, kẹo
chỉ cung cấp năng lượng trong 1h, 10 phút đi bộ lại cung cấp năng lượng tới 2h.
Hoạt động này cung cấp oxy tới tĩnh mạch, não bộ và cơ bắp của bạn.
2. Thư
giãn cho đôi mắt
Nhìn
liên tục và cố định trên màn hình máy tính có thể gây mỏi mắt và buồn ngủ. Thỉnh
thoảng, bạn cần tránh xa màn hình khoảng một vài phút để đôi mắt được thư giãn
và tránh mệt mỏi.
3. Nói
chuyện với mọi người xung quanh
Nếu
bạn đang cảm thấy buồn ngủ, hãy nói chuyện phiếm với mọi người để não bộ có thể
hoạt động nhiều hơn. Đây là hành vi kích thích rất mạnh, đặc biệt khi đang bàn
luận về đề tài chính trị.
4. Hít
thở không khí trong lành
Chu
kỳ ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Bởi thế
các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành và tận hưởng
ánh sáng mặt trời ít nhất 1h vào buổi sáng. Điều đó thúc đẩy các giác quan,
mang lại sự tươi tắn và khỏe mạnh.
5. Tập
thể dục khi cảm thấy buồn ngủ
Theo
nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) với 6.800 người, tập thể dục có hiệu quả
hơn trong việc cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày so với một số
loại thuốc điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Vì thế hãy tạo thói quen tập thể dục
30 phút mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Một
bữa ăn giàu protein và carbohydrate trong vòng 2h sau khi tập luyện sẽ “nạp” phần
năng lượng mà bạn bị mất đi khi tập thể dục.
v Bí
quyết có giấc ngủ ngon và sâu
1. Không
ăn thực phẩm có đường (gồm cả tinh bột) và protein vào tối khuya Chu kỳ ngủ bị ảnh
hưởng bởi thực phẩm chúng ta ăn. Dạ dày đầy thức ăn có thể khiến chúng ta không
buồn ngủ. Vì vậy, nếu muốn ngủ ngon vào ban đêm thì đừng ăn thực phẩm có đường,
protein từ sau 6h tối.
2. Uống
trà nóng hoặc tắm nước nóng. Đây là cách giúp thư giãn hiệu quả.
3. Ngủ
trưa 20 phút Ngủ trưa lâu hơn 20 phút sẽ khiến bạn khó ngủ vào buổi tối. Giấc
ngủ ngắn vào khoảng 3h chiều sẽ giúp bạn trẻ lại và dễ ngủ hơn vào đêm đó.
4. Tắt
đèn: Nếu có ánh sáng len lỏi vào phòng bạn, dù đó chỉ là đèn đường, cũng có thể
là nguyên nhân gây thức giấc. Hãy sử dụng tấm vải che mắt hoặc mắc thêm màn cửa
để chắn ánh sáng lọt vào phòng.
5. Tập
thể dục vào buổi sáng: Khảo sát cho thấy những người thức dậy và tập thể dục
vào buổi sáng sẽ dễ dàng ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Nhận xét
Đăng nhận xét