Chuyển đến nội dung chính

TRUYỀN THUYẾT BÀN CỔ - VỊ THẦN TẠO RA VŨ TRỤ TRONG THẦN THOẠI TRUNG QUỐC

 

Truyền thuyết Bàn Cổ - Vị thần tạo ra vũ trụ trong thần thoại

 Trung Quốc


Hẳn là nhiều người trong chúng ta sẽ rất thắc mắc là vũ trụ được tạo ra như thế nào? Hay thực chất ai là người đã sáng tạo ra nó. Theo như người dân Trung Quốc, truyền thuyết của vũ trụ thực chất là do thần Bàn Cổ sáng tạo ra. Đây là một trong những vị thần được thờ phụng và tôn trọng nhất trong lịch sử của người dân Trung Quốc. Vậy Bàn Cổ là ai và quá trình khai thiên lập địa đã diễn ra như thế nào?

Bàn Cổ là ai?

Trước khi trời đất được tạo ra, thì vũ trụ thời bấy giờ chỉ là một mớ hỗn độn, chỉ toàn đá bay lơ lửng, không khí, ánh sáng, nước hay gió đều không có. Khi ấy, trời và đất vẫn còn gần nhau, mọi thứ còn sơ khai, chưa có sự sống. Nhưng có một hòn đá được chiếu diệu khí Âm Dương trong thời gian dài, hấp thụ được tinh hoa của vũ trụ. Qua tác động của thời gian và luồng khí âm dương đất trời, hòn đá trở thành một bào thai người.

Thai người được tròn 10 tháng 16 ngày, một tiếng nổ vang phát lên đúng giờ Dần. Khối đá hình thai người nứt ra, dù lúc đó không biết sấm chớp hay vật gì tác động. Nhưng theo tương truyền, thì hòn đá đã tự động nứt một cách bất ngờ. Một vị Linh Chân đã xuất hiện, mang hình hài con người và được gọi là Bàn Cổ.

Quá trình khai thiên lập địa

Ban đầu khi vừa được sinh ra, thần đã ngay lập tức bắt đầu tập đi, tập nói, tập chạy. Được nuôi lớn nhờ hớp gió, nuốt sương, ăn hoa quả mà trở nên cao lớn. Vị thần ấy được mô tả là cao trăm thước với sức mạnh vô địch. Thân hình to lớn, lông mọc đầy mình, phần đầu có hình dạng như đầu rồng.

Một ngày nọ, sau khi thần chạy về phía Tây, thì thần bất ngờ tìm được một cái búa và một chiếc dùi. Hai vật này được người dân ghi chép là cân nặng lên đến ngàn cân, được xem là những báu vật của thần linh, không ai có thể lấy lên được. Tuy nhiên, Bàn Cổ tay phải nâng búa, tay trái lấy dùi. Một trận kinh thiên động địa diễn ra trong chớp nhoáng. Dường như đánh dấu một thời kỳ mới mở ra của đất trời, của vũ trụ. Và từ lúc này thì câu chuyện khai sinh lập địa của Bàn Cổ đã bắt đầu.

Lúc này, trời và đất còn gần nhau, mọi thứ đều tối sầm, chưa có sự sống. Xung quanh đều bị bao bao bọc bởi bụi bẩn và đá. Thần cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mới được chia làm hai phần. Phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, hình thành bầu trời. Phần nặng rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ lấy thân mình mà chống để nó lên cao hơn. Thần càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất. Thì bầu trời và mặt đất cũng theo đó mà biến thành như ngày hôm nay.

Thuở đó, Thần đã ước rằng có thể phân biệt trời đất dễ dàng. Khi thỉnh cầu vừa dứt, có tiếng sấm nổ vang trời. Đất trời hiện rõ, vạn vật sinh sôi nảy nở. Chỉ đất là mẹ, chỉ trời là cha, còn muôn loài là con.

Từ đó, vạn vật gọi thần là Thái Thượng Đạo Quân, là Thiên Tử (con trời). Theo phong tục thời phong kiến, thì đây là vị vua đầu tiên của Trung Hoa. Thế gian muôn người, muôn vật gọi thần là Hỗn Độn Thị. Bàn Cổ đã trị vì suốt hàng ngàn năm liền trên cõi đất trời. Theo sách sử, thần thọ được 18.000 tuổi sau đó quy tiên về trời. Những người kế tiếp trị vì đất nước là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng.

Bàn Cổ sau khi quy tiên

Câu chuyện sau khi Bàn Cổ quy tiên vẫn khiến rất nhiều người tò mò. Theo truyền thuyết, có rất nhiều câu chuyện khác nhau liên quan đến thần.

“Thuật dị ký” viết rằng: Sau khi thần chết thì mắt trái ông hóa thành mặt trời, mắt phải hóa thành mặt trăng, và máu ông đã trở thành sông, còn phần mỡ thì là biển. Tóc biến thành tinh tú, còn phần râu ria thì biến thành các cây thảo mộc quý. Da thịt chuyển hóa thành đất đai. Xương cốt thì tạo nên thành các loại đá quý là vàng và châu báu như ngọc ngà, còn mồ hôi của ông hóa thành cơn mưa. Ngũ quan của ông được gọi thành 5 phía đất trời. Trong đó, đầu là Đông Nhạc, hai chân là Tây Nhạc, tay phải gọi là Bắc Nhạc. Còn lại là tay trái và bụng lần lượt là Nam Nhạc và Trung Nhạc. Đối vời người TQ Bàn Cổ chính là một vị thần tạo nên trời đất.

Thời Tần thời Hán, trong “Phong thần diễn nghĩa” thì Bàn Cổ được xem là vị thần độc lập. Theo thuyết này, ông tồn tại và có công lực ngang với Hồng Quân Lão Tổ. Tuy nhiên, thuyết này lại nói khá ít về Bàn Cổ. Chỉ có chi tiết nói rằng thần đã biến mất đầy bí ẩn sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Có rất nhiều truyền thuyết khác viết về nhân vật này, nhưng ít bàn đến ông sau khi quy tiên. Đa phần, các nhà sử học đều cho rằng vì hao tổn nguyên khí nên ông đã quy tiên. Việc khai thiên lập địa, sáng tạo vũ trụ khiến ông mất đi thần lực và không thể trụ lâu trên thế gian. Nên dù là thần, là Thiên tử, con của đất trời thì ông cũng không tồn tại được lâu.

Bàn Cổ sống được hơn mười tám nghìn tuổi rồi quy tiên. Từ khi ông mất đi thì lúc ấy, khoảng không gian dần trở nên trống trải hơn nữa. Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư. Sau này Nữ Oa – cũng là một vị thần có khả năng tạo nên con người. Cảm thấy thế gian hiện tại quá trống trãi nên đã dùng đất sét và nước tạo nên con người chúng ta lúc bấy giờ.

Bàn Cổ là một nhân vật được lưu truyền từ đời này sang đời khác của văn hóa Trung Hoa. Đến nay, Ngài như một đức tin về sự hiện diện của Thần linh trong văn hóa nước này. Dù cho đã có nhiều nhà sử học, nhà khảo cổ tìm thấy những nguồn gốc cho sự hình thành của loài người. Nhưng theo người Trung, thì vị thần này vẫn được công nhận với hành trình khai thiên lập địa.


 

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI