Trong cuốn “Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính" xuất bản năm 1871, Darwin đã suy đoán: loài người từ một loài vượn cổ ở cựu Đại Lục – (những vùng đất liền gồm châu Âu, Á, Phi) tiến hóa thành. Ông đã căn cứ vào quy luật phân bố động vật, tức động vật có vú tồn tại ở mỗi khu vực trên thế giới tất có quan hệ mật thiết với thuộc chủng đã bị tuyệt chủng. Đồng thời, ông rút ra kết luận: Châu Phi cổ đại nhất định tồn tại một loài vượn đã bị tuyệt chủng rất gần với loài vượn lớn và loài vượn đen. Do quan hệ thân cận giữa loại vượn lớn, đặc biệt là loài vượn đen với loài người gần hơn so với các loài động vật khác, khả năng tổ tiên của loài người đầu tiên cư trú ở châu Phi lớn hơn so với các châu khác. Quan điểm của Darwin liệu có chính xác không? Những minh chứng cho thấy loài người bắt nguồn từ Đông Phi Thập kỷ 20 thế kỷ XX, các nhà khảo cổ lần đầu tiên phát hiện hóa thạch vượn Phương Nam (Australopithecus) ở Taung Nam Phi. Sau đó, hàng loạt hóa thạch loài vượn và di cốt loài
Khám phá những điều kỳ thú