Trong
cuốn “Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính" xuất bản năm 1871,
Darwin đã suy đoán: loài người từ một loài vượn cổ ở cựu Đại Lục – (những vùng
đất liền gồm châu Âu, Á, Phi) tiến hóa thành. Ông đã căn cứ vào quy luật phân bố
động vật, tức động vật có vú tồn tại ở mỗi khu vực trên thế giới tất có quan hệ
mật thiết với thuộc chủng đã bị tuyệt chủng. Đồng thời, ông rút ra kết luận:
Châu Phi cổ đại nhất định tồn tại một loài vượn đã bị tuyệt chủng rất gần với
loài vượn lớn và loài vượn đen. Do quan hệ thân cận giữa loại vượn lớn, đặc biệt
là loài vượn đen với loài người gần hơn so với các loài động vật khác, khả năng
tổ tiên của loài người đầu tiên cư trú ở châu Phi lớn hơn so với các châu khác.
Quan điểm của Darwin liệu có chính xác không?
Những
minh chứng cho thấy loài người bắt nguồn từ Đông Phi
Các
nhà khảo cổ suy đoán, khoảng hơn 1 tỷ năm trước, trái đất chỉ có một đại lục khổng
lồ. Sau khi đại lục này bị nứt thành nhiều khối, các lục địa bắt đầu trôi dạt,
cuối cùng đã trở thành các lục địa ngày nay. Các hóa thạch phát hiện ở vùng hồ
Turkana Kenya và khe núi Olduvai Tanzania chứng tỏ hơn ba triệu năm trước ở đây
đã từng có loài người cư trú. Một số nhà khoa học căn cứ vào những chứng cứ này
cho rằng, khe nứt lớn ở châu Phi là nơi phát nguồn của loài người.
Những
chứng cứ phản biện
Tuy
nhiên vẫn có một số người không đồng ý với quan điểm này. Lý do của họ là: Thứ
nhất, Darwin bỏ qua vấn đề di cư của động vật. Loài vượn lớn xuất hiện ở châu
Phi sao có thể rút ra kết luận loài người nhất định bắt nguồn ở đây? Ngược theo
quy luật di cư của động vật, tổ tiên loài người nên tìm ở các nơi xa với các
vùng phân bố hiện đại. Thứ hai, vượn cổ biến thành người, rất có thể cần sự
kích thích của ngoại giới. Đó chính là động lực của sự thay đổi môi trường
vùng. Ví dụ, từ rừng rậm biến thành đồng cỏ xen lẫn với rừng thưa. Sự thay đổi
này khiến cho vượn cổ không thể không thay đổi bản thân để thích ứng với môi
trường mới. Nhưng nghiên cứu khoa học hiện nay chứng tỏ, vùng châu Phi từ thời
Trung Tân (các đây 24 triệu năm) đến nay không có nhiều sự thay đổi về môi trường.
Tuy địa hình thay đổi nhiều, nhưng đều không phải là “kích thích ngoại giới” mạnh
khiến vượn cổ biến thành người. Ngoài ra, xét từ vị trí địa lý, châu Phi kỳ thực
chỉ là một bán đảo nhô ra của đại lục châu Âu. Về mặt phân chia hệ khu vực phân
bố địa lý động vật châu Phi và châu Á cùng ở “khu phía Bắc cổ". Chúng ta
có thể suy đoán các hóa thạch loài vượn phát hiện ở châu Phi có quan hệ mật thiết
với các hóa thạch phát hiện ở châu Á. Có khả năng hóa thạch ở Bắc Phi bắt nguồn
từ châu Á? Những loài vượn cổ này có khả năng từ châu Á di cư đến châu Phi. Nếu
đúng như vậy, loài người có khả năng khởi nguồn từ châu Á?
Châu
Á cũng có khả năng là nơi bắt nguồn của loài người ?
Từ
năm 1857, thuyết loài người khởi nguồn từ châu Á đã có người nêu ra. Nhà sinh vật
cổ Mỹ Laiti chủ trương: nhân loại khơi nguồn từ Trung Á. Năm 1911, nhà cổ sinh
vật học Macius trong một lần diễn thuyết với chủ đề "Khí hậu và tiến hóa”
đã đưa ra rất nhiều lý do, nhấn mạnh: Cao nguyên là cái nôi của loài người. Năm
1972, sau khi phát hiện ra “Người Bắc Kinh" ở Trung Quốc, thuyết khởi nguồn
nhân loại ở Trung Á lại nổi bật. Thập kỷ 30 thế kỷ XX, các nhà khoa học còn tổ
chức một đoàn khảo sát đến vùng Gobi Mông Cổ để tìm di cốt hóa thạch của loài
người. Những người chủ trương thuyết Trung Á đưa ra những lý do: Thứ nhất, châu
Phi thiếu yếu tố “kích thích ngoại giới", Trung Á lại có. Đó chính là sự
nhô lên của dãy Himalaya, khiến môi trường sống ở vùng cao nguyên Trung Á khó
khăn hơn vùng đất thấp, nhưng đối với sự tiến hóa của động vật lại có lợi rất
nhiều. Sự kích thích ngoại giới này có thể thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
Thứ hai, theo quy luật di cư của động vật có vú, các giống loài lạc hậu nhất
thường bị đẩy ra ngoài nơi phát nguồn, những giống loài ưu việt ở lại tiếp tục
phát triển. Vì vậy, những vùng khá xa nơi phát nguồn trái lại có thể phát hiện
người nguyên thủy nhất. Một chứng cứ có sức thuyết phục của quan điểm này - hóa
thạch con người thời kỳ đầu duy nhất phát hiện lúc đó là người đứng thẳng Java.
Ngoài
thuyết Trung Á, cũng có người chủ trương loài người khởi nguồn ở Nam Á. Thuyết
này đầu tiên do Heikl đưa ra. Ông đã về sơ đồ minh hóa các giống người hiện nay
từ trung tâm Nam Á di cư đến. Heikl còn cho rằng, ngoài giống vượn đen, vượn to
và các giống vượn có quan hệ thân cận với loài người ra hóa thạch vượn nâu, vượn
tay dài phát hiện nhiều ở Nam Á Gần đây có người dùng phương pháp nghiên cứu
sinh vật học phân tử chứng minh vượn nâu có quan hệ thân cận với con người gắn
hơn cả loài vượn châu Phi. Đây là một luận cứ mạnh mẻ chứng minh thuyết khởi
nguồn loài người ở Nam Á.
Nguồn
gốc loài người bắt đầu ở châu Phi hay châu Á. Trung Á hay Nam Á, các nhà nghiên
cứu vẫn chưa có kết luận thống nhất. Nhà nhân loại học Pháp Collège nhận xét địa
điểm phát hiện hóa thạch người cổ nằm ở Đông Phi, còn hắc tinh tinh và khi đột
thuộc họ vượn người (Pongidae) hiện chỉ sống ở phía Tây châu Phi. Đông Phi là đồng
cỏ, Tây Phi là rừng cây nhiệt đới, nhưng hiện nay loài người ở rất nhiều nơi
trên thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét