Chuyển đến nội dung chính

CÓ PHẢI HOMO SAPIENS LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐỘNG VẬT LỚN CHÂU ÚC TUYỆT CHỦNG ???

 

45 NGÀN NĂM TRƯỚC HOMO SAPIENS ĐẶT CHÂN ĐẾN CHÂU ÚC. ĐỘNG VẬT LỚN CHÂU ÚC TUYỆT CHỦNG 

Vào khoảng 200 ngàn năm trước loài người chúng ta – Homo Sapiens đã phát triển ở châu Phi. Nhưng sau đó họ đã thực hiện hành trình di cư châu Úc, chuyến hành trình này được cho là xuất hiện vào khoảng 45 ngàn năm trước. Và khi đặt chân tới đây, sapiens đã chấm dứt sự đa dạng sinh học ở đây, động vật lớn châu Úc tuyệt chủng.


Chuyến di cư quan trọng của Homo sapiens

Khoảng 50 đến 70 nghìn năm về trước thì không có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ loài người nào sống ở châu Úc.

Cho đến khoảng 45.000 năm trước, người tinh khôn – homo sapiens đã đặt chân đến đây. Vào thời điểm đó, với mực nước biển thấp hơn khoảng 25-50m so với mực nước biển ngày nay, diện tích đất liền cũng lớn hơn nên hành trình của họ ngắn hơn. Ngày nay vẫn còn nhiều tranh luận về việc họ tới châu Úc bằng cách nào, nhưng hiện nay chủ yếu các giải thuyết cho là họ đã đóng thuyền và chèo lái tới châu Úc.

Chuyến hành trình tới châu Úc này là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử. Đây là lần đầu tiên, con người có thể rời khỏi hệ sinh thái Á-Phi. Quan trọng hơn nữa là những gì mà họ đã làm ở thế giới mới này. Thời điểm mà những người săn bắt hái lượm lần đầu đặt chân lên bờ biển của châu Úc chính là thời điểm mà Homo sapiens leo lên bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn, và từ đó về sau trở thành một loài sinh vật tàn bạo nhất trong 4 tỷ năm lịch sử của sự sống trên Trái đất.

Những người khai hoang ở châu Úc, khi tới nơi định cư mới họ không chỉ thích nghi tốt mà còn làm thay đổi hệ sinh thái của châu Úc.

Ở nơi đây có những sinh vật to lớn và lạ kỳ đối với họ như kangaroo nặng 200 kg cao 2 m, những con sư tử có túi to bằng con hổ ngày nay-loài động vật ăn thịt lớn nhất của lục địa này. Những con gấu túi to lớn, những con chim không biết bay nhưng to gấp đôi đà điểu đang chạy bạch bạch trên vùng đồng bằng. Hay những con rắn và thần lằn dài cả 5m đang trườn dưới mặt đất. Loài gấu túi diprotodon khổng lồ nặng koảng 2,5 tấn lang thang trong các khu rừng. Không kể các loài chim và bò sát, tất cả những động vật này đều là loài thú có túi. Những động vật có túi, thuộc loài có vú ở châu Úc này, chúng là loài thống trị ở vị trí cao nhất.

Nhưng sau khi sapiens tới, hầu hết chúng đều biến mất. Trong 24 loài động vật của châu Úc có cần nặng trên 50 kg, thì có tới 23 loài đã tuyệt chủng. Chuỗi thức ăn của toàn bộ hệ sinh thái châu Úc bị phá vỡ và bị sắp xếp lại. Đây là một trong những sự biến đổi quan trọng nhất của hệ sinh thái châu Úc trong hàng triệu năm. Và tất cả có phải là tội lỗi của Homo sapiens hay không?

Bằng chứng phạm tội

Một số học giả cho rằng đây là sự thay đổi thất thường của khí hậu. Nhưng có tới ba chứng cớ ám chỉ đến tổ tiên của chúng ta trong việc tiêu diệt quần thể động vật to lớn của châu Úc.

1.    Thứ nhất, thời tiết biến đổi không quá rõ rệt

Trong 45.000 năm qua, sự biến đổi thời tiết châu Úc không quá rõ rệt. Thật khó có thể hiểu nổi làm thế nào mà chỉ riêng những hình thái thời tiết mới mẻ lại gây ra được sự tuyệt chủng nghiêm trọng đến vậy. Ngày nay, chúng ta thường giải thích mọi thứ là do biến đổi khí hậu. Nhưng thực tế là khí hậu Trái đất không bao giờ đứng yên. Nó luôn trong trạng thái thay đổi không ngừng. Mỗi sự kiện trong lịch sử đều xảy ra trong bối cảnh của sự biến đổi khí hậu nào đó. Đặc biệt, hành tinh của chúng ta đã trải qua nhiều chu kỳ ấm lên và lạnh đi. Trong hàng triệu năm qua, trung bình cứ 100.000 năm với một thời kỳ bang hà. Thời kỳ băng hà cuối cùng xảy ra trong khoảng 15 đến 75 ngàn năm trước đây. Không có gì khác thường với thời kỳ băng hà, khi nó có hai đỉnh điểm giống nhau, đỉnh đầu tiên cách đây khoảng 70 ngàn năm và đỉnh thứ hai khoảng 20.000 năm. Loài gấu túi diprotodon khổng lồ xuất hiện ở châu Úc cách đây khoảng 1,5 triệu năm và đã sống sót vượt qua ít nhất 10 thời kỳ băng hà trước, thậm chí còn sống sót trong đỉnh đầu tiên của thời kỳ băng hà cuối cùng cách đây khoảng 70 ngàn năm.

Vậy tại sao nó lại biến mất cách đây 45 ngàn năm?

Mà không chỉ nó, hơn 90% quần thể động vật của châu Úc đã biến mất cùng với nó. Đây là bằng chứng gián tiếp, nhưng khó có thể tưởng tăng được rằng chỉ do sự trùng hợp ngẫu nhiên, Sapiens đã tới châu Úc đúng thời điểm mà tất cả các loài động vật đều chết vì giá lạnh.

2.    Thứ hai, sinh vật dưới đại dương không bị ảnh hưởng gì nhiều

Nếu biến đổi khí hậu gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt các sinh vật trên cạn, thì sinh vật sống dưới biển cũng khó mà tránh khỏi các tổn thương nặng nề. Sự dính dáng của con người có thể dễ dàng lý giải tại sao làn sống tuyệt chủng đã phá hủy hoàn toàn quần thể động vật trên cạn khổng lồ của châu Úc, trong khi lại không tác động nhiều đến quần thể động vật của các đại dương xung quanh.

3.    Thứ ba, sự tuyệt chủng hang loạt này xuất hiện nhiều lần trong nhiều thiên niên kỷ tiếp theo

Sự tuyệt chủng hàng loạt có tính chất tương tự như vụ giết hại điển hình này ở châu Úc, xuất hiện đi xuất hiện lại trong nhiều thiên niên kỷ tiếp theo, bất cứ khi nào con người định cư ở phần khác của thế giới bên ngoài. Ví dụ, quần thể động vật khổng lồ ở New Zealand — đã sống sót khá tốt trong biến đổi khí hậu 45.000 năm trước - phải chịu đựng tai họa tàn phá ngay khi những con người đặt chân lên hòn đảo này. Maoris, những người đầu tiên định cư ở New Zealand đã tiếp cận quần đảo này cách dây khoảng 800 năm, trong vòng vài thế kỷ, đại đa số quần thể động vật khổng lồ ở đây đã bị tuyệt chủng, và có khoảng 60% các loài chim bị cho bay màu. Số phận tương tự cũng giáng xuống loài voi ma-mút ở đảo Wrangle thuộc vùng biển Bắc cực (200 km về phía bắc bờ biển Siberia). Loài voi ma-mút đã phát triển cực thịnh trong hàng triệu năm trên hầu hết các vùng ở Bán cầu Bắc, nhưng khi loài người lan đến – ban đầu là Âu-Á, sau đó là Bắc Mỹ, loài voi ma-mút đã phải rút lui.

Liệu sự tuyệt chủng ở châu Úc có phải là một sự kiện cá biệt hay không?

Vì còn nghi ngờ nên chúng ta chưa thể buộc tội loài người. Nhưng hồ sơ lịch sử đã chỉ ra Homo sapiens có vẻ là thủ phạm giết hại hàng loạt hệ sinh thái.

Những người khai hoang ở châu Úc đều sở hữu kỹ thuật của Thời kỳ Đồ đá. Làm thế nào mà họ có thể gây ra một thảm họa sinh thái như vậy? Có ba lý giải hoàn toàn phù hợp dưới đây.

Lời lý giải cho thấy hành động tàn phá là của sapiens

1.    Các loài động vật có kích thước lớn sinh sản rất chậm.

Thời kỳ thai nghén kéo dài, số lượng con của mỗi lần sinh rất ít, và sự gián đoạn giữa các thai kỳ cũng rất dài. Kết quả là nếu con người giết hại dù chỉ một cá thể gấu túi diprotodon mỗi vài tháng, thì số lượng cả thể bị chết sẽ nhiều hơn số được sinh ra. Trong vòng vài ngàn năm sau đó, con diprotodon cuối cùng sẽ biến mất, cùng với toàn thể giống loài của nó.

2.    Họ sử dụng lửa để làm nông nghiệp

Vào thời điểm Sapiens đến châu Úc, họ đã rất thành thạo việc sử dụng lửa để làm nông nghiệp. Đối mặt với một môi trường xa lạ và đầy đe dọa, họ đã cố tình đốt cháy những khu rừng rậm rạp không thể đi qua được để tạo ra những vùng đồng cỏ thoáng rộng, nơi sẽ thu hút những con vật dễ dàng hơn và cũng phù hợp với nhu cầu của họ hơn. Vì vậy, họ đã thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái của nhiều vùng đất rộng lớn thuộc châu Úc chỉ trong một vài thiên niên kỷ ngắn ngủi. Và chính sự biến đổi của thảm thực vật đã ảnh hưởng tới các loài động vật ăn thực vật và các loài động vật ăn thịt ăn chúng. Chuỗi thức ăn ở châu Úc đã bị bẻ gãy, khiến cho những mắt xích yếu nhất bị tiêu diệt.

3.    Sử dụng lửa làm nông nghiệp

Việc sử dụng lửa làm nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự diệt vong này.

Nhưng phải nhấn mạnh là chúng ta không thể hoàn toàn lờ đi vai trò của khí hậu. Những sự biến đổi khí hậu đã khuấy động châu Úc khoảng 45.000 năm trước đây gây mất ổn định hệ sinh thái và làm cho nó đặc biệt dễ bị tổn thương. Trong những trường hợp thông thường, hệ thống có thể hồi phục như đã xảy ra nhiều lần trước kia. Tuy nhiên, con người xuất hiện tại chính thời điểm quan trọng này và đẩy hệ sinh thái mỏng manh đó xuống vực thẳm. Sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và nạn săn bắt của con người đã gây ra tác hại lớn với các loài động vật to lớn, bởi chúng bị tấn công từ các góc độ khác nhau. Thật khó tìm một chiến lược sinh tồn tốt để đối phó cùng lúc với nhiều mối đe dọa.

Khi chưa có thêm bằng chứng mới, không có cách nào để lựa chọn giữa ba kịch bản trên.

Sự tuyệt chủng của quần thể động vật khổng lồ châu Úc có thể là biểu hiện quan trọng đầu tiên mà Homo sapiens đã để lại trên hành tinh chúng ta.

 Nguồn: Lược sử loài người

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI