Chuyển đến nội dung chính

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ TUYỆT CHỦNG HÀNG LOẠT ĐỘNG VẬT LỚN Ở CHÂU MỸ CÓ PHẢI DO HOMO SAPIENS ???

 

13 NGÀN NĂM TRƯỚC SAPIENS ĐỔ BỘ LÊN CHÂU MỸ, ĐỘNG VẬT LỚN CHÂU MỸ TUYỆT CHỦNG

Chuyến hành trình di cư tới châu Mỹ

Theo các nhà nghiên cứu, người tinh khôn – Homo sapiens là loài người đầu tiên và duy nhất có thể tiếp cận những vùng đất rộng lớn ở Bán cầu Tây – châu Mỹ, ta đặt chân đến đây khoảng 13.000 năm trước. Tuy hiện nay có nhiều tranh cãi về mốc thời gian, có nhiều nghiên cứu cho rằng có thể loài người có thể đã đặt chân lên châu Mỹ từ khoảng 30 ngàn năm trước. Những người châu Mỹ đầu tiên đến đầy bằng đường bộ, họ có thể là được điều này vì ở thời điểm đó mực nước biển đủ thấp để đất nhô lên, có thể làm cầu nối liên vùng Đông Bắc Siberia với vùng Tây Bắc Alaska. Chuyến hành trình này của họ là không hề dễ dàng, có thể họ gặp nhiều khó khăn hơn chuyến di dân tới châu Úc trước đó.

Khi đặt chân tới vùng đất băng giá và tuyết trắng này họ đã tìm cách để thích nghi, sống sót tốt ở đây. Họ học cách làm ra những đôi giày đi tuyết. Lấy những lớp da và lông thú khâu lại với nhau bằng kim để làm quần áo giữ nhiệt. Họ cũng sáng tạo, phát triển những thứ vũ khí mới và kỹ thuật săn bắt tinh vi để giúp họ có thể lần theo dấu vết và giết được các con voi ma mút cũng như những con thú to lớn khác ở miền cực Bắc.

Nhưng tại sao họ lại đến vùng đất băng giá này?

Tại sao lại chọn việc tự lưu đây mình đến Siberia?

Có thể một vài bầy nào đó bắt buộc phải di chuyển tới phương bắc do xung đột về quyền sử dụng đất hoặc quyền săn bắn, hay do sức ép về dân số. Cũng có khả năng là do các thảm họa thiên nhiên: hạn hán, lũ lụt và thay đổi nhiệt độ liên tục. Một số khác là để tìm kiếm nguồn thức ăn mới. Các vùng đất ở Bắc cực luôn có đầy những loài động vật to lớn, thịt tươi rói như tuần lộc và voi ma-mút. Mỗi con voi ma-mút là một bữa ăn thịnh soạn (hoặc có thể là được vài bữa), chúng có vị ngon béo, bộ lông ấm áp và bộ ngà quý già. Những phát hiện ở Sungir đã chứng tỏ rằng, những người săn voi ma-mút không chỉ sống được ở vùng phương bắc lạnh giá mà còn phát triển rất mạnh. Thời gian trôi đi, những bầy người này ngày càng tỏa đi xa hơn và rộng hơn, họ săn đuổi ma mút, voi răng kiếm, tê giác và tuần lộc.

Dần dần loài người di chuyển về phía nam rồi tỏa ra toàn bộ lục địa.

Con cháu của người Siberia đã sinh sống trong những khu rừng rậm rạp ở phía đông nước Mỹ, những vùng đầm lấy ở châu thổ Mississippi, những sa mạc ở Mexico, những khu rừng nhiệt đới oi bức ở Trung Mỹ. Một số đã dựng nhà ở lưu vực sông Amazon, số khác đào bởi đất ở thung lũng núi Andes hoặc những cánh đồng hoang rộng rãi thuộc Argentina. Và tất cả chỉ xảy ra trong một hoặc hai thiên niên kỳ Khoảng năm 10.000 TCN, con người đã sinh sống ở hầu hết các vùng phía nam châu Mỹ.

Hàng loạt động vật lớn châu Mỹ tuyệt chủng

Việc định cư của người Tinh Khôn ở châu Mỹ khó mà không đổ máu. Họ để lại đằng sau một vệt dài các nạn nhân. Vào 14.000 năm trước, quân thể động vật châu Mỹ phong phú hơn rất nhiều so với ngày nay. Nơi đây có những con voi ma mút, voi răng kiếm, nhưng loài gặm nhằm có kích thước bằng loài gầu, những đàn ngựa và lạc đà, những con sư tử to quá khổ và hàng tá những loài động vật to lớn khác. Trong đó có những con mèo đáng sợ với chiếc răng sắc như những lưỡi kiếm cong, và những con lười khổng lồ nặng trên 8 tấn và cao 6 m.

Nhưng chúng đã không còn nữa. Trong vòng 2.000 năm từ khi Sapiens tới đây, hầu hết các loài động vật độc nhất vô nhị này đã ra đi. Theo ước tính hiện nay, trong khoảng thời gian ngắn đó, Bắc Mỹ đã bị mất ba phần tư trong số 47 loài động vật có vú khổng lồ, Nam Mỹ mất 50 trong số 60 loài. Loài mèo răng kiếm sau 30 triệu năm hưng thịnh đã biến mất, cũng như loài lười khổng lồ, loài sư tử to quá khổ, loài ngựa châu Mỹ bản địa, loài lạc đà châu Mỹ bản địa, những loài gặm nhấm khổng lồ và loài voi ma-mút. Hàng ngàn loài động vật có vú nhỏ hơn, các loài bò sát, các loài chim và thậm chí cả côn trùng, ký sinh trùng đều đi đến tuyệt chủng (khi những con voi ma-mút chết sạch, loài vi kỳ sinh trên chúng cũng theo đó mà đi vào quên lãng).

Homo sapiens có bị oán ức không

Các nhà cổ sinh vật học, khảo cổ học về động vật đã tìm thấy xương hóa thạch của loài lạc đà cổ đại, phân hóa thạch của loài lưới đất khổng lồ. Sau nhiều lần nghiên cứu từng mảnh xương, từng viên sỏi phân (tên khoa học của phân hóa thạch) và xác định niên đại của chúng, họ đều cho ra cùng một kết quả: những viên sỏi phân động vật mới nhất, những mảnh xương lạc đà gần đây nhất đều có niên đại vào thời kỳ con người di cư tới châu Mỹ, khoảng từ năm 12.000 đến 9.000 TCN. Chỉ có một khu vực các nhà khoa học đã phát hiện ra những viên sỏi phân có niên đại gần hơn: trên một số hòn đảo vùng Caribe, đặc biệt là tại Cuba và Hispaniola, họ tìm thấy phân của những con lưới có niên đại vào khoảng năm 5.000 TCN. Đây chính xác là thời điểm những người đầu tiên tiếp cận vùng biển Caribe và định cư tại hai hòn đảo lớn này.

Tuy điều này không khẳng định 100% là do con người, nhưng nó nghiêng nhiều về con người hơn là do biến đổi khí hậu (con dê tế thần của chúng ta). Bởi khí hậu ở những hòn đảo vùng Caribe không thay đổi trong 7.000 năm, trong khi phần còn lại của Bán cầu Tây thì ấm lên.

Nếu chúng ta kết hợp sự tuyệt chủng hàng loạt ở châu Úc và châu Mỹ, thêm vào đó là những sự tuyệt chủng quy mô nhỏ hơn diễn ra khi Homo sapiens tỏa đi khắp Á-Phi – ví dụ như sự tuyệt chủng của tất cả các loài người khác – và những sự tuyệt chủng xuất hiện khi người hái lượm định cư ở những hòn đảo xa xôi như Cuba, thì không thể tránh khỏi một kết luận rằng làn sóng thuộc địa hóa đầu tiên của Sapiens là một trong những thảm họa sinh thái lớn nhất và nhanh nhất ập đến giới động vật.

 Nguồn: Lược sử loài người

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI