Chuyển đến nội dung chính

CHỈ VỚI 169 NGƯỜI ĐOÀN THÁM HIỂM CỦA PIZARRO ĐÃ LẬT ĐỔ ĐẾ CHẾ INCA NHƯ THẾ NÀO ???

 

HÀNH TRÌNH DIỆT VONG ĐẾ CHẾ INCA

Trong suốt thế kỷ 15, Đế chế Inca đã đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng. Các “Sapa Inca” - hoàng đế mở rộng đường biên giới của đế chế đến tận phía Bắc và phía Nam bằng quân sự. Họ nắm trong tay một đội quân đáng gờm. Hơn nữa, người Inca không phải là một quốc gia quân phiệt thuần túy, mà họ sở hữu một trong những nền văn minh tiên tiến nhất ở Châu Mỹ vào thời điểm đó. Ngay cả người Tây Ban Nha khi tiến hành hành xâm lược Inca cũng bất ngờ và ngạc nhiên trước những gì họ chứng kiến. Vậy mà những nhà cai trị trước đây của vùng Trung Mỹ – người Aztec, Toltec, Maya – gần như không biết có một Nam Mỹ tồn tại, và chưa bao giờ có bất kỳ nỗ lực nào để chinh phục nó trong suốt 2.000 năm. Nhưng trong vòng chỉ hơn 10 năm sau sự kiện chinh phục đế chế Aztec ở Mexico của Tây Ban Nha, Francisco Pizarro đã tìm ra Đế chế Inca ở Nam Mỹ và chế ngự nó trong năm 1532. Ông sáng lập ra thành phố Lima, mệnh danh là thành phố của vua (La Ciudad de los Reyes). Lima sau trở thành thủ đô của Cộng hòa Peru.


Tháng 4/1532, Pizarro cùng 168 tùy tùng đặt chân tới Peru. Thành viên đoàn tùy tùng cũng là những cựu binh có kinh nghiệm chiến đấu, được trang bị súng trường, súng thần công, thuốc nổ, áo giáp và ngựa. Thời điểm đó, đế chế Inca đang chìm trong 2 cơn khủng hoảng lớn. Một là dịch bệnh chưa từng có đã xuất hiện trong lịch sử của họ. Và hai là cuộc chiến tranh giành ngôi vị giữa hai anh em Atahualpa và Húascar. Hai cơn khủng hoảng này đã khiến một đế chế hùng mạnh suốt 3 thế kỷ bước vào thời kỳ suy thoái.  Đúng lúc đó, Tây Ban Nha cũng nhắm tới vùng đất mới này.

Atahualpa biết tin người Tây Ban Nha đã tới Peru nhưng quyết định không gây khó dễ vì quân số của họ chưa tới 200 người. Người đứng đầu Inca thời điểm đó tự tin vào đội quân 8 vạn người của ông và ông không biết gì về số phận của những người Aztec. Ngoài ra, Atahualpa vẫn còn hưng phấn khi thắng trong cuộc nội chiến. Nhưng chính việc đánh giá thấp người Tây Ban Nha và "ngủ quên trên chiến thắng" khiến Atahualpa phải trả giá bằng cả đế chế.

Pizarro đã học theo cách làm của Cortés. Ông tuyên bố mình là một sứ giả hòa bình của Vua Tây Ban Nha, mời Vua Inca-Athualpa, đến một cuộc hội đàm ngoại giao, và sau đó bắt cóc nhà vua. Pizarro hẹn gặp trực tiếp Atahualpa tại thành Cajamarca. Vì vẫn coi thường người Tây Ban Nha, Atahualpa đồng ý ngay và chỉ mang theo 7.000 lính với vũ khí thô sơ vào trong thành. Trong cuộc gặp Pizarro yêu cầu Atahualpa và đế chế Inca phải cải đạo theo người Tây Ban Nha và thừa nhận vua Tây Ban Nha là đấng tối cao. Nếu từ chối, Atahualpa sẽ bị coi là kẻ thù của Tây Ban Nha. Với vị thế người đứng đầu đế chế hùng mạnh nhất châu Mỹ khi đó, Atahualpa tức giận hét lớn: "Nếu làm vậy, ta chẳng đáng mặt là người cai trị đế chế". Sau đó, ông ném cuốn kinh thánh xuống đất. Đó là lúc Pizarro biết Atahualpa đã mắc bẫy. Giao tranh nổ ra ngay sau đó. Người Inca rõ ràng có ưu thế vượt trội về số lượng (7.000 người so với 168 người). Nhưng người Tây Ban Nha được trang bị vũ khí hiện đại ở thời đó như súng trường, súng thần công, thuốc nổ, kiếm, áo giáp và đã chuẩn bị trước nên rất chủ động. Trong khi đó, quân Inca chỉ có các vũ khí thô sơ như chùy hoặc rìu và không có áo giáp hộ thân. Ngoài ra, người Tây Ban Nha còn sử dụng ngựa để tấn công. Vũ khí và ngựa của người Tây Ban Nha gây bất ngờ cho người Inca. Theo trang Ancient Origins, trong vòng 2 giờ, hơn 4.000 người Inca đã bỏ mạng. Ngược lại, người Tây Ban Nha không mất một người nào.

Sau chiến thắng trong trận Cajamarca, người Tây Ban Nha bắt giữ Atahualpa làm tù binh rồi đưa về Tây Ban Nha xét xử. Nhà vua vì muốn bảo vệ mạng sống của mình đã thương thuyết với quân Tây Ban Nha. Theo đó, ông sẽ đưa hết toàn bộ của cải trên khắp đất nước để dâng cho Pizarro. Nhiều đoàn người đã đem toàn bộ vàng bạc, châu báu của tất cả các bộ lạc và nơi đền thờ. Giá trị hiện tại được phỏng đoán là vào khoảng 25 đến 45 triệu Euro. Tuy nhiên người Tây Ban Nha đã không giữ lời hứa.

Tuy nhiên, cái chết của Atahualpa không phải là dấu chấm hết cho đế chế Inca. Những người Inca sống sót kháng cự quyết liệt chống lại người Tây Ban Nha. Pizarro tiếp tục việc chinh phục một đế chế đã tê liệt với sự giúp đỡ của những đồng minh địa phương - những dân tộc bị trị của Đế chế Inca. Mãi tới năm 1572, khi thành trì cuối cùng Vilcabamba sụp đổ, đế chế Inca mới bị xóa sổ.

Trận chiến Cajamarca là một trận đánh quan trọng và được ghi dấu trong lịch sử thế giới khi phe yếu quân số hơn lại giành thắng lợi vang dội. Nguyên nhân nằm ở sự vượt trội về vũ khí, chiến thuật, tinh thần và sự chỉ đạo.

Nếu như người Inca quan tâm nhiều hơn một chút đến thế giới quanh họ và nếu như họ biết việc những người Tây Ban Nha đã làm với láng giềng của họ – họ đã có thể chống lại sự xâm lược của Tây Ban Nha kiên trì và thành công hơn.

Tinh thần học hỏi, tìm tòi, khám phá đã giúp Tây Ban Nha trở thành đế quốc toàn cầu đầu tiên trên thế giới

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI