LIÊN ĐẠI HIỂN SINH
Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Trái Đất trong thời kỳ tiền Cambri, nay
chúng ta sẽ đi tiếp tới liên đại Hiên Sinh-Phanerozoic Eon (542 triệu năm trước–hiện
nay). Ở liên đại này sự sống động vật đã tồn tại phong phú và cũng là thời điểm
các động vật vỏ cứng đa dạng lần đầu tiên xuất hiện. Các bạn có thắc mắc điều
gì đã diễn ra trong khoảng thời gian này không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu
ngay nào.
Liên
đại Hiển Sinh được chia thành ba đại gồm: đại Cổ Sinh, đại Trung Sinh và đại
Tân Sinh.
Đại
Cổ Sinh (542-251 triệu năm trước)
Trong
đại Cổ Sinh được chia thành 6 kỷ: Kỷ Cambri, Kỷ Ordovic, Kỷ Silur, Kỷ Devon, Kỷ
Than đá, Kỷ Permi.
Thời
gian đầu của đại Cổ Sinh có nhiều thay đổi lớn và nhiều loại sinh vật mới đã tiến
hóa. Thời điểm này gọi là “Sự bùng nổ Cambri”, một sự bùng nổ nhanh chóng của
các sinh vật không xương sống như: Opabinia, Hallucigenia và Anomalocaris... Kỷ
Cambri cũng đánh dấu sự xuất hiện của các sinh vật nguyên sinh có xương sống được
xác định sớm nhất, bao gồm Pikaia, Myllokunmingia và Haikouichthys cao cấp hơn
một chút. Nhưng đa phần các sinh vật đó đã tuyệt chủng.
Sự
sống bắt đầu ở các đại dương rồi dần dần xâm chiếm đất liền. Tiên phong là thực
vật có mạch (Vascular plant), sau đó là cá phổi (Lungfish) và các sinh vật khác
đang tìm kiếm nguồn thức ăn mới. Thực vật trên cạn đã đặt nền móng cho các hệ
sinh thái hoàn toàn mới, khi các sinh vật khác di chuyển vào rừng tìm kiếm thức
ăn và nơi trú ẩn, dẫn đến quần thể cá phổi đã tiến hóa thành động vật có chân. Những
động vật mới này được gọi là động vật lưỡng cư, là động vật có xương sống đầu
tiên đi bộ trên cạn. Tất cả các loài động vật có xương sống, từ khủng long đến
con người, đều có chung tổ tiên với động vật lưỡng cư. Các loài lưỡng cư xâm
chiếm đất liền rồi dần tiến hóa thành loài bò sát vào gần cuối đại Cổ sinh.
Từ
quan điểm địa chất, Đại Cổ sinh đã thay đổi rất nhiều. Sự kiện địa chất lớn đầu
tiên trong thời kỳ này là sự tách rời của siêu lục địa được gọi là Pangea 1.
Pangea 1 được chia thành nhiều lục địa, tạo cho nó hình dáng của một hòn đảo được
bao quanh bởi các biển nông. Bất chấp sự tách biệt này trong suốt hàng nghìn
năm, cuối Đại Cổ Sinh những hòn đảo này đã xích lại gần nhau hơn và cuối cùng
hình thành nên một siêu lục địa mới: Pangea II.
Vào
gần cuối đại Cổ Sinh, kỷ Than đá (359-299 triệu năm trước) đã hình thành các mỏ
than lớn. Than hình thành khi các mô thực vật bị chôn vùi nhanh chóng nhờ sự
tan chảy của các song băng trong điều kiện thiếu oxy ở ven biển và đầm lầy nội
địa. Nếu không có than đá thì Cách mạng Công nghiệp có thể đã không xảy ra!
Nhưng
vào cuối kỷ Permi đã xảy một sự kiện lớn ở Siberia. Có vô số vụ phun trào núi lửa
lớn nhất xảy ra. Ước tính lượng dung nham trào ra trong vòng 2 triệu năm có thể
lấp đầy toàn bộ Biển Địa Trung Hải. Chính sự hoạt động của các núi lửa này đã
thải ra một lượng lớn khí CO2 vào bầu khí quyển, thêm nữa là các núi
lửa phun trào trong vùng lân cận của các mỏ than và đá cacbonat lớn dẫn tới nhiệt
từ núi lửa đã đốt cháy những tảng đá carbon này và thải ra nhiều CO2
hơn vào khí quyển. Lượng khí CO2 khổng lồ này làm toàn cầu nóng lên,
cùng với các yếu tố khác đã dẫn đến tình trạng thiếu oxy và axit hóa đại dương
lan rộng, gây ra tuyệt chủng hơn 90% các loài. Đây là sự kiện tuyệt chủng hàng
loạt lớn nhất mọi thời đại và được gọi là "Cái chết vĩ đại".
Đại
Trung Sinh (251-65 triệu năm trước)
Đại
trung sinh chia làm 3 kỉ là kỷ Tam điệp, kỷ Jura và kỷ Phấn trắng.
Sau
sự tuyệt chủng hàng loạt vào cuối đại Cổ sinh, sự sống ngay lập tức bắt đầu phục
hồi. Đại Trung sinh là thời kỳ của các hoạt động tiến hóa, kiến tạo và khí hậu.
Các lục địa dần dần chuyển từ trạng thái gắn kết với nhau thành các trạng thái
như ngày nay; sự chuyển dịch này tạo ra tiền đề cho sự hình thành loài và các
phát triển tiến hóa quan trọng khác. Khí hậu trong toàn bộ khoảng thời gian của
đại này rất nóng này và nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa và đa
dạng hóa của các loài động vật mới.
Thế
là bắt đầu thời đại khủng long, kể từ khi chúng tiến hóa và sau đó chiếm lấy
Trái đất trong thời gian này. Ngoài sự tiến hóa của khủng long, xảy ra khoảng
240 triệu năm trước, động vật có vú cũng tiến hóa trong Đại Trung sinh, nhưng
khoảng 30 triệu năm sau. Khởi đầu tiến hóa này đã giúp khủng long thống trị các
loài động vật có vú trong suốt quá trình tồn tại của chúng. Trong một thời gian
dài, khủng long được hình dung là những sinh vật khổng lồ, nặng nề, nhưng những
khám phá gần đây cho thấy rằng chúng có thể là loài máu nóng, nghĩa là chúng có
thể nuôi nhiệt độ cơ thể trong thời tiết lạnh, cho phép sau đó hoạt động tích cực
hơn bất kỳ động vật nào khác vào thời điểm đó, ít nhất là cho đến khi sự tiến
hóa của động vật có vú.
Sự
kiện kiến tạo quan trọng nhất của Đại Trung sinh là sự tan vỡ của siêu lục địa Pangea,
bắt đầu từ khoảng 180 triệu năm trước. Pangea tách ra theo trục dọc và trở
thành Đại Tây Dương, các Đại Tây Dương tiếp tục mở rộng cho đến ngày nay khi lớp
vỏ đại dương mới được tạo ra dọc theo trục của nó.
Vào
cuối đại Trung sinh, một tiểu hành đâm sầm vào Trái đất (khu vực gần bán đảo
Yucatan ngày nay), tác động này tương đương với vụ nổ của một quả bom 100 triệu
megaton (quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima Nhật Bản có đương lượng nổ 13 megaton).
Xung nhiệt tỏa ra có thể giết chết bất cứ thứ gì gần đó ngay lập tức và sóng
xung kích tạo ra những cơn gió cuồng phong kéo dài ra xung quanh 1500 km từ địa
điểm vụ nổ. Sự kiện này đã xóa sổ sự sống của hầu hết động thực vật trên cạn ở
gần nơi va chạm, nhưng lại giữ lại hầu hết sinh vật biển do khả năng sinh nhiệt
cao của nước. Sau cú va chạm là hậu quả lâu dài. Các hạt bụi được thổi vào bầu
khí quyển và tồn tại trong nhiều tháng. Điều này đã chặn ánh sáng mặt trời, gây
ra bóng tối vĩnh viễn và mùa đông toàn cầu. Thời kỳ bóng tối có thể đã giết chết
bất cứ thực vật nào dựa vào quá trình quang hợp để lấy năng lượng. Tiếp tục là
tới động vật ăn cỏ rồi tới động vật ăn thịt. Kết quả của sự kiện đó là khoảng
80% các loài đã tuyệt chủng, bao gồm tất cả các loài khủng long. Mặc dù mất mát
là rất lớn, nhưng các sự kiện vào cuối kỷ Phấn Trắng đã mở ra cánh cửa cho động
vật có vú trong đại Tân Sinh.
Đại
Tân Sinh (65 triệu năm trước-ngày nay)
Đại
Tân sinh được chia thành 2 kỷ là: kỷ Đệ Tam và kỷ Đệ Tứ.
Đại
Tân sinh được gọi là "Thời đại của động vật có vú" do tốc độ phát triển
nhanh chóng và dữ dội của chúng. Trong đại Tân sinh, động vật có vú đã chia
nhánh từ một vài dạng tổng quát, nhỏ và đơn giản thành một tập hợp đa dạng các
loài động vật sống trên đất liền, trong lòng đại dương và những động vật biết
bay. Ở kỷ nguyên này, thành viên đầu tiên của chi người-Homo, tiến hóa khoảng
2,4 triệu năm trước từ chi Vượn người Phương Nam (Australopithecus).
Thực
vật của kỷ nguyên có nhiều dạng gần như giống với hiện nay như lan, long não,
dương xỉ, sồi, bạch dương, các loại thông tùng…
Về
mặt địa chất học, các lục địa đang di chuyển đến các vị trí như hiện tại, ngoại
trừ Ấn Độ. Trong thời kỳ đầu của đại Tân sinh (55–45 triệu năm về trước), lục địa
Ấn Độ va vào châu Á khiến dãy núi Himalaya nâng cao và vẫn đang diễn ra cho đến
ngày nay.
Cũng
có những thay đổi nhỏ khác về địa lý đã ảnh hưởng lớn đến khí hậu đại Tân sinh.
Ví dụ như vào khoảng 34 triệu năm trước khi Úc và Nam Mỹ tách ra, Nam Cực đã trở
thành một lục địa bị cô lập và di chuyển về phía bắc. Điều này dẫn đến sự phát
triển của một dòng hải lưu lạnh xung quanh Nam Cực, giúp giữ không khí lạnh hơn
trên lục địa và đánh dấu sự khởi đầu của kỷ băng hà hiện đại. Thay đổi tiếp
theo là sự phát triển của sông băng ở Bắc bán cầu, đã tồn tại khoảng 3,2 triệu
năm trước. Nguyên nhân của điều này vẫn còn đang được tranh cãi, nhưng nó có thể
liên quan đến việc đóng cửa eo đất Panama giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Điều này ngăn chặn việc nước ấm di chuyển đến Bắc Băng Dương, làm cho các khu vực
xung quanh Greenland, Canada và Bắc Âu lạnh đi và phát triển những tảng băng
vĩnh cửu. Hai sự thay đổi địa lý trên có khả năng đảo ngược hiệu ứng nhà kính,
làm mát Trái đất và đưa hành tinh của chúng ta vào kỷ băng hà đầu tiên sau 2
triệu năm.
Thời
lượng video tới là hết cám ơn các bạn đã theo dõi.
Nhận xét
Đăng nhận xét