Châm cứu là một trong những
phương pháp điều trị bệnh truyền thống của y học Trung Quốc, được cấu tạo bởi
“châm” và “cứu”. Nội dung của nó gồm lí thuyết châm cứu, đường huyệt, kĩ thuật
châm cứu và các dụng cụ có liên quan.
Châm là đâm chích, tức là
chọc kim vào một huyện vị đặc biệt nào đó trên cơ thể. Cứu là ngải cứu, tức là
đốt cây ngải hoặc vòng ngải, hơ bên ngoài huyệt vị. Cơ thể người có hơn 300 huyệt
vị, mỗi huyệt vị đều có chức năng khác nhau. Khi dùng kim đâm hoặc dùng lá ngải
đối vào huyệt vị, cơ thể sẽ có các cảm giác tương ứng như đau, tế ... qua đó đạt
được mục đích trị bệnh.
Từ thời viễn cổ, con người
thi thoảng bị vật nhọn đâm vào người như đá, gai..., khi những vật này đụng vào
một bộ phận nào đó trên bề mặt cơ thể, sẽ xuất hiện hiện tượng cơn đau được giảm
nhẹ một cách bất thường. Hiện tượng này xuất hiện nhiều lần đã khiến mọi người để
ý, họ bắt đầu biết lợi dụng những hòn đá nhọn để đâm vào một bộ phận nào đó
trên cơ thể, hoặc làm cho chảy máu để giảm bớt cơn đau.
Vậy châm cứu bắt nguồn từ
khi nào?
Có một số nhà khảo cổ học
đã phát hiện những dụng cụ bằng đá được mài nhọn từ các di tích người nguyên thủy,
lần theo nguồn gốc của thuật châm cứu về thời kì đồ đá, người ta suy đoán rằng:
Khi đó con người đã phát hiện ra những đồ vật nhọn ấn lên một vài bộ phận nào
đó của cơ thể có thể giảm bớt đau đón, do vậy họ mới chế tạo các công cụ bằng
đá có đầu nhọn. Cũng có ý kiến cho rằng: Châm cứu có thể bắt nguồn từ thời Xuân
Thu Chiến quốc. Nhưng những tài liệu này lại không thể chứng minh một cách
chính xác về niên đại xuất hiện châm cứu. Hiện nay chúng ta cũng không tìm ra bất
cứ tài liệu nào chính xác có thể chứng minh được điều này.
Nhận xét
Đăng nhận xét