Địa hình của Hy Lạp cổ đại
Trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại,
nhiều nền văn minh bắt nguồn từ các con sông lớn - văn minh đại hà (River
valley civilization) đã được hình thành - nền văn minh Hy Lạp cổ đại.
Địa hình bán đảo Hy Lạp vô cùng phức tạp với 80% là đồi
núi, đồng bằng chỉ chiếm 20%, đất ở đồng bằng nhìn chung cằn cỗi, không có lợi
cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, bán đảo Hy Lạp ba mặt được bao bọc bởi
biển và có nhiều đảo trên biển, thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải
biển, người Hy Lạp cổ đại dựa vào công nghệ hàng hải tiên tiến đã coi Địa Trung
Hải là vị trí hoạt động chính của họ. Họ vượt Địa Trung Hải bằng thuyền về phía
nam để đến Ai Cập cổ đại, nơi nền văn minh nhân loại đầu tiên được khai sinh,
và vượt Địa Trung Hải về phía đông để đến vùng ảnh hưởng của nền văn minh
Babylon. Người Hy Lạp cổ đại đã hấp thụ thành quả của hai nền văn minh lớn
thông qua giao thương và trao đổi hàng hải. Vào khoảng thế kỷ 20 trước Công
nguyên, nền văn minh Hy Lạp cổ đại ra đời trên đảo Crete thuộc Địa Trung Hải.
Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng lớn gồm 3 phần: miền Nam
bán đảo Bancăng, các đảo trên biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong
đó quan trọng nhất làm miền Nam bán đảo Ban căng tức là vùng lục địa Hy Lạp.
Toàn bộ vùng lục địa này được chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam. Miền Bắc
gồm vùng rùng núi phía Tây và đồng bằng Tétxali phía Đông, ngăn cách với miền
Trung bởi đèo Técmôphin hiểm trở; miền Trung có nhiều rừng núi chạy dọc ngang,
chia cắt lãnh thổ thành nhiều khu vực địa lý nhỏ, tách biệt với nhau, nối với
miền Nam – bán đảo Pêlôpône bởi eo Côrinh; bán đảo Pêlôpône trù phú, với nhiều
đồng bằng như Lacôni, Métxêni, Ácgôlít. Vùng đất liền ven bờ Tiểu Á trù phú, là
cầu nối thế giới Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.
Đất đai Hy Lạp nhìn chung kém màu mỡ, chỉ có một số
vùng đồng bằng không lớn lắm. Do vậy, hoạt động trồng trọt cây lương thực không
có điều kiện như ở phương Đông, song đất đai đó hợp với cây Ôliu lấy dầu và cây
nho làm rượu. Đất đai một số vùng lại phù hợp cho việc sản xuất đồ gốm tốt,
trong khi khoáng sản phong phú, như đồng, sắt, bạc, vàng…cùng nhiều rừng gỗ
quý. Điều kiện tự nhiên đó tạo nên khuynh hướng phát triển kinh tế thủ công
nghiệp và buôn bán bằng đường biển hơn là làm nông nghiệp của cư dân. Khuynh hướng
này là cơ sở của nền văn minh có nhiều điểm khác biệt so với phương Đông. Mặt
khác, điều kiện đất đai cũng khiến cho việc canh tác gặp khó khăn, nên chỉ tới
thời đại đồ sắt, cư dân nơi đây mới tạo được sự chuyển biến mạnh trong sản xuất.
Do vậy, nền văn minh xuất hiện muộn so với phương Đông, trừ trường hợp văn minh
Cret-Myxen, nền văn minh biển – đảo, có nhiều nét giống với văn minh phương
Đông cổ đại.
Đất nước Hy Lạp cổ đại trải qua mấy thời
kì?
Hy Lạp cổ đại chia làm 4 thời kì:
• Thời kỳ văn hóa Crete- Mycenae (TNK III- XI TCN).
• Thời kỳ Homer (XI- IX TCN).
• Thời kỳ quốc gia thành bang (TK VIII- IV TCN).
• Thời kỳ Macedonia và Hy Lạp hóa (TK VII TCN- 337
TCN).
Văn minh Cret - Myxen (Thiên niên kỷ III -
thiên niên kỷ II TCN)
+ Cret là tên một hòn đảo phía Nam biển Êgiê, từng tồn
tại một nền văn minh cổ xưa, từ khoảng thiên niên kỷ III đến cuối thiên niên kỷ
II TCN. Myxen là một tên một vùng đất trên bán đảo Pelopones, Nam Hy Lạp, có nền
văn minh tồn tại từ khoảng cuối thiên niên kỷ III đến cuối thiên niên kỷ II
TCN. Người ta gọi chung là văn minh Cret - Myxen, bởi chúng có những điểm tương
đồng cơ bản, là nền văn minh mở đầu trong lịch sử Hy Lạp
+ Dân cư nền văn minh Cret-Myxen là dân cư cổ nhất của
thế giới Hy Lạp, khoảng thiên niên kỷ III – II TCN, trên đảo Cret, một vài đảo
khác và vài vùng đất của lục địa Hy Lạp. Họ làm nông nghiệp là chủ yếu, đồng thời
cũng phát triển thủ công nghiệp và hoạt động buôn bán.
+ Cret - Myxen là một nền văn minh của xã hội có giai
cấp và nhà nước, cũng giống như văn minh phương Đông cổ đại. Nền văn minh này kết
thúc vào thiên niên kỷ II TCN, cùng với những cuộc thiên di của các tộc người Hy
Lạp từ phía Bắc tràn xuống, chinh phục và định cư. Văn minh Cret – Myxen là nền
văn minh mở đầu của lịch sử Hy Lạp, nhưng nền văn minh tiếp theo đó không tiếp
nối thành tựu của nó.
Thời đại Hôme (Homère) trong lịch sử Hy Lạp
(thế kỷ XI - IX TCN)
+ Thời đại Hôme (vì giai đoan lịch sử này được phản
ánh chủ yếu trong hai sử thi - anh hùng ca Iliát và Ôđixê tương truyền do Hôme
sáng tác) là thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc - bộ lạc trong cộng đồng những tộc
người Hy Lạp (Đôrien và Iônien) thiên di từ phía Bắc xuống.
+ Cư dân thời đại Hôme sống định cư trên các vùng của
lục địa Hy Lạp và các hòn đảo xung quanh, chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi,
cùng với đó là hoạt động thủ công nghiệp.
+ Chế nộ nô lệ sơ khai đã ra đời song mang nặng tính
chất nô lệ gia trưởng, có nhiều nét giống với xã hội cổ đại phương Đông.
Thời kỳ xuất hiện và phát triển lên đến đỉnh
cao của xã hội có giai cấp, nhà nước trong lịch sử Hy Lạp (thế kỷ VIII - V TCN)
+ Sau thời đại Hôme, Hy Lạp bước vào giai đoạn hình
thành và phát triển xã hội có giai cấp và nhà nước. Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ
VI TCN, các thành bang Hy Lạp dần hình thành và phát triển, nổi bật là Xpác
(Sparte) và Aten (Athen). Sau chiến tranh với đế quốc Ba Tư (thế kỷ V TCN), các
thành bang Hy Lạp đạt tới sự phát triển đỉnh cao, trong đó Aten trở thành trung
tâm của nền văn minh Hy Lạp, thể hiện đầy đủ những đặc trưng và đỉnh cao của xã
hội Hy Lạp thời cổ đại.
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành và phát triển, nền
kinh tế Hy Lạp cổ đại dựa trên cơ sở của nó, với hoạt động chính là thủ công
nghiệp và mậu dịch hàng hải. Các thành bang Hy Lạp trở thành trung tâm văn minh
thời cổ đại với những thành tựu rực rỡ chưa từng có trước đó.
+ Vào cuối thế kỷ V TCN, những cuộc chiến tranh trong
nội bộ các thành bang Hy Lạp đã dẫn tới sự suy thoái của họ, dẫn đến sự thống
trị của đế quốc Makêđônia (Macédonia) từ cuối thế kỷ IV TCN.
Hy Lạp trong thời kỳ thống trị của
Makêđônia - Thời kỳ “Hy Lạp hóa” (từ năm 334 đến năm 30 TCN):
+ Cuối thế kỷ IV, quốc gia Makêđônia ở miền Bắc Hy Lạp
trở nên cường thịnh sau khi tiếp thu văn hóa Hy Lạp, chinh phục hầu hết các
thành bang Hy Lạp, đến thời Alếchxanđrơ (Alexandre), trở thành một đế quốc lớn,
thống trị nhiều vùng đất ở Đông Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi. Nhưng đế quốc đó mau
chóng tan rã (năm 323 TCN).
+ Thời kỳ này, các thành bang Hy Lạp suy thoái, nhưng
văn hóa Hy Lạp được truyền bá rộng rãi trong lãnh thổ của đế quốc Makêđônia, vậy
nên gọi là thời kỳ “Hy Lạp hóa”.
+ Trong khi đó nhà nước Roma ở bán đảo Italia không ngừng
phát triển và đã chinh phục hầu hết lãnh thổ của Hy Lạp.
Một vài điểm về lịch sử Hy Lạp cổ đại
+ Kinh tế: Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp
phát triển, nhất là thương mại hàng hải do điều kiện tự nhiên ưu đãi. Trình độ
sản xuất khá cao so với xã hội cổ đại phương Đông, sự phân công lao động diễn
ra rõ nét. Đây là một cơ sở quan trọng cho sự hưng thịnh của nền văn minh Hy Lạp.
+ Xã hội: xã hội chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ
bản là chủ nô và nô lệ
Giai cấp chủ nô dùng quyền sở hữu tư liệu sản xuất và
sở hữu chính bản thân người nô lệ để bóc lột thành quả lao động của nô lệ, lực
lượng lao động chính nuối sống xã hội những hoàn toàn không có quyền hành gì,
chỉ là một thứ công cụ của chủ nô.
+ Chính trị: Nhà nước ra đời từ sự phát triển trong nội
bộ xã hội, xóa bỏ tàn dư xã hội nguyên thủy
Nhà nước thành bang: các nhà nước Hy Lạp tồn tại dưới
hình thức nhà nước thành bang hay quốc gia thành thị (polis), với một thành thị
là hạt nhân, độc lập với nhau và không bao giờ trở thành một quốc gia thống nhất,
trừ trường hợp bị thống trị bằng vũ lực từ bên ngoài
Chế độ dân chủ chủ nô: dù mô hình nhà nước có khác biệt
nhau (cộng hòa quý tộc như Xpác hay cộng hòa dân chủ như Aten) song xã hội các
thành bang đều được tổ chức theo nguyên tắc của chế độ dân chủ chủ nô, chế độ
mà quyền lực thuộc về một nhóm, một tập thể người, đại biểu cho quyền lợi của
giai cấp chủ nô, áp bức, bóc lột với giai cấp nô lệ.
Phương thức sản xuất chiếm nô điển hình. Nền văn minh Hy
Lạp cổ đại là nền văn minh ra đời và phát triển trên cơ cở phương thức sản xuất
chiếm hữu nô lệ.
+ Một số kỳ quan của thế giới cổ đại: đền thờ thần
Actêmit ở Êphedơ, Lăng mộ vua Môxôlơ (Mausole) ở Halicacnat.
Lăng mộ của Mausole
Lăng mộ Maussollos, hay Lăng Halicarnassus là một lăng
mộ được xây dựng giai đoạn 353 TCB–350 TCN tại Halicarnassus (Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ
hiện nay), dành cho Mausolus, vị vương hầu một tỉnh thời Đế chế Ba Tư, và
Artemisia, vợ và chị ông. Công trình cao gần 45 mét và mỗi mặt đều được trang
trí bởi một trong bốn nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp: Bryaxis, Leochares,
Scopas và Timotheus. Khi hoàn thành công trình được coi là một thành công lớn về
nghệ thuật tới mức được coi là một trong bảy kỳ quan thế giới. Từ lăng
(mausoleum) từ đó được sử dụng chung với nghĩa là một ngôi mộ lớn, dù nguyên
nghĩa "Mausol–eum" là "để vinh danh Mausole".
Đền Artemis
Đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền
thờ Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là
Metagenes, dài 115 m, rộng 55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay
thuộc Thổ Nhĩ Kì). Đền được bắt đầu xây dựng năm 550 TCN, trải qua quá trình
xây dựng lại và mở rộng qua nhiều thời kỳ, lần cuối là năm 430 TCN sau 120 năm.
Năm 356 TCN, ngôi đền bị lửa thiêu hủy vào đêm Alexandros Đại Đế chào đời. Một
ngôi đền tương tự được xây lại trên nền ngôi đền cũ. Năm 262, người Goth đã đốt
ngôi đền lần thứ hai. Chỉ phần nền và một số phần khác của ngôi đền thứ hai còn
tồn tại đến ngày nay. Viện bảo tàng Anh ở Luân Đôn còn lưu một số di tích thuộc
ngôi đền thứ hai.
Hải đăng Alexandria
Hải đăng Alexandria là ngọn đèn biển được xây dựng vào
thế kỷ thứ III trước Công Nguyên trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập làm
tín hiệu thông báo của cảng, và sau này là một ngọn hải đăng.
Chiều cao đèn biển được ước tính khá khác biệt từ 115
đến 135 mét, là một trong những công trình nhân tạo cao nhất Trái đất trong nhiều
thế kỷ và được các học giả cổ đại coi là một trong bảy kỳ quan thế giới.
Được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu, tháp có
ba tầng: phần thấp hình vuông với một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác,
và đỉnh hình tròn. Đỉnh của nó có đặt một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào
ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm
Nhận xét
Đăng nhận xét