Tiền Việt Nam
Trước năm 2000, quá trình in tiền của Việt Nam còn gặp
nhiều khó khan nhưng hiện nay việc in của nước ta hoàn toàn chủ động mà không cần
sự trợ giúp của bất kỳ quốc gia nào.
Tiền nước ta sử dụng 2 dạng là: tiền giấy (cho mệnh
giá dưới 10.000 đồng), với thành phần là giấy và khoảng 80% cotton để tránh bị
mục nát, dễ rách hơn so với giấy thường và tiền polymer – phổ biến hơn (cho mệnh
giá trên 10.000 đồng). Cách in tiền polymer xuất hiện đầu tiên năm 1988 tại Australia,
rồi dần lan ra các nước. Tiền polymer thường có cấu tạo 3 lớp gồm một lớp phim,
một lớp giấy nền và lớp phủ mờ cùng vecni.
Nhà máy in tiền của Việt Nam ở đâu?
Hiện nay Nhà máy in tiền Việt Nam được chuyển đồi
thành công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm quyền, 100% vốn Nhà nước với chức
năng chính là in, đúc tiền và cung ứng tiền cho nền kinh tế.
Nó được đặt tại 30 Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy,
Hà Nội và luôn được lực lượng công an, vũ trang nhân dân bảo vệ. Nơi in tiền
tuyệt đối bảo mật và an ninh, không gần khu dân cư và luôn được canh gác cẩn mật.
Vậy quy trình in tiền của Việt Nam được thực hiện như
thế nào?
1. Kế Hoạch In Đúc Tiền
Kế hoạch in và đúc tiền tại Việt Nam sẽ thực hiện theo
hợp đồng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Mọi cá nhân, tổ chức có hành vi in
đúc tiền trái với quy định của nhà nước đều sẽ bị xử phạt. Tiêu chuẩn kỹ thuật
in và đúc tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Trước khi giao cho ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải
kiểm tra chất lượng các loại tiền xem có đúng tiêu chuẩn và đạt chất lượng hay
không. Nhà máy in tiền sẽ được trực tiếp Ngân hàng nhà nước quản lý các loại tiền
in, tiền đúc, đồng thời giám sát các hoạt động tiêu hủy nếu tiền không đảm bảo
chất lượng.
2 Thực Hiện In Tiền Việt Nam
Nhà máy in tiền sẽ phải chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy
đủ công cụ, máy móc để thực hiện việc in tiền và chủ động với các hoạt động in,
đúc theo đúng cách in tiền tại nhà nước Việt Nam.
Quy trình in tiền của Việt Nam sẽ được đích thân Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bản gốc, in thử, khuôn đúc gốc trước khi in,
đúc chính thức….Các tiêu chuẩn này rất quan trọng đối với Nhà máy in tiền. Tất
cả các lỗi và sự cố đều sẽ được hỗ trợ xử lý nhanh chóng.
Và việc in và phát hành bao nhiêu tiền căn cứ vào
chính sách Tài khoản, chính sách tiền tệ do ngân hàng Trung Ương thực hiện. Việc
in tiền không thể thực hiện tùy ý và bừa bãi vì sẽ gây nên những hệ lụy rất
nghiêm trọng. Việc in ấn, đúc tiền phải theo tuân theo nguyên lý cung cầu của
thị trường. Thị trường có nhiều tiền khiến giá cả leo thang gây lạm phát và giá
trị đồng tiền ngày càng giảm đi. Đó cũng chính là lý do mà việc in tiền phải được
thực hiện theo quyết định của nhà nước và do nhà nước kiểm soát chặt chẽ.
Quy trình in tiền của Việt Nam hay ở bất cứ quốc gia
nào cũng vậy, để cuộc sống được ổn định nền kinh tế nước nhà cần tránh lạm
phát. Muốn được như vậy cách in tiền của các nhà nước cần được quản lý và giám
sát chặt chẽ. Trước khi phát hành tiền cần được tính toán kỹ càng.
3 Các quy định về in, đúc tiền
Quy trình in tiền của Việt Nam quy định việc in, đúc
tiền tại cơ sở in, đúc tiền được thực hiện trên cơ sở phải tuân theo những điều
sau:
Kế hoạch in và đúc tiền do Thống đốc phê duyệt và quy
định rõ ràng giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ sở in, đúc tiền
Cần có mẫu in chuẩn đa hình đối với tiền giấy và mẫu
đúc chuẩn đơn hình đối với tiền kim loại.
Kỹ thuật của từng loại tiền được Thống đốc phê duyệt
Đảm bảo bản chính chuẩn xác với bản gốc và có hợp đồng
in, đúc tiền rõ ràng, minh bạch.
Nếu thực hiện in đúc tiền ở nước ngoài phải được Cục
Phát hành và Kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an ninh, an toàn trong
quá trình in, đúc tiền.
Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ sở in đúc tiền
trước khi chính thức thực hiện
Quản lý các bản phôi, khuôn đúc theo đúng chuẩn quy định
bảo vệ bí mật của nhà nước
Quy trình in tiền phải được Ngân hàng Nhà nước kiểm
tra, giám sát, thanh tra theo đúng quy định của pháp luật.
Nhận xét
Đăng nhận xét