Chuyển đến nội dung chính

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI KHÓC?- NƯỚC MẮT CÓ TÁC DỤNG GÌ?

 

TẠI SAO CHÚNG TA KHÓC?

Theo tính toán từ các nhà khoa học, trung bình một người khóc khoảng 62 lít nước mắt trong suốt cuộc đời.

Và có bao giờ bạn thắc mắc rằng “Tại sao chúng ta lại khóc?” hay “Tại sao chúng ta là động vật duy nhất biết khóc?”

Đau đớn.

Đau khổ.

Hay bụi bay vào mắt.

Tất cả những điều này đều có thể làm cho con người khóc.

Bạn tạo ra nước mắt để làm sạch mắt. Nhưng ý nghĩa của việc tạo nước mắt khi buồn là gì? Tại sao con người lại tiến hóa khả năng khóc theo cảm xúc?

Chúng ta tạo ra một vài loại nước mắt.

Nước mắt của nỗi buồn được gọi là nước mắt cảm xúc hoặc nước mắt tâm lý. Chúng khác với nước mắt phản xạ, để phản ứng với các yếu tố kích thích. Chúng ta thậm chí còn tạo loại nước mắt thứ ba, nước mắt cơ bản: một loại chất lỏng được liên tục sản xuất để bảo vệ và bôi trơn mắt.

Mỗi loại nước mắt có một thành phần khác nhau. Cả ba đều chứa muối, protein và enzym kháng khuẩn, nhưng nước mắt cảm xúc có thành phần protein cao hơn, bao gồm các hóc-môn gây căng thẳng và các chất giảm đau tự nhiên. Và trong khi cả ba được tiết ra từ tuyến lệ trong mắt của bạn, chỉ có sản phẩm của nước mắt cảm xúc được kiểm soát bởi vùng dưới đồi - vùng não điều chỉnh sự phản hồi cảm xúc.

                        

·       Nước mắt phản xạ

Loại nước mắt này thường được sản sinh rất nhiều khi mắt gặp phải kích ứng từ các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Điển hình nhất là khi bạn thái hành tây hay bị cay, bụi bay vào mắt... Những giọt nước mắt biểu thị sự khó chịu tuôn rơi lúc này là sự phản xạ của mắt giúp bạn loại bỏ bớt các chất gây kích ứng cũng như bảo vệ mắt khỏi sự thương tổn do các chất kích ứng gây ra.

·       Nước mắt cảm xúc:

Khi cảm xúc bị dồn nén, không thể giải toả được chúng ta sẽ bật khóc như là một cách để xử lý xúc cảm của bản thân. Và não bộ của chúng ta sẽ nhanh chóng nhận diện được cảm xúc, truyền thông tin tới tuyến lệ ở mắt và đẩy nước mắt tiết ra ngoài. Tuyến thuợng thận tiết ra một loại hormones có tên là cortisol có chức năng giúp cơ thể chống lại stress, cân bằng tâm trạng và hệ thống thần kinh trung ương nhờ đó được xoa dịu. Từ đó giúp chúng ta thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, cân bằng lại trạng thái.

Và ngay cả những cảm xúc tích cực trong cuộc sống, tình yêu, niềm vui lớn, khao khát mãnh liệt hay lòng biết ơn khi lên tới đỉnh điểm cũng có thể khiến cho bạn phải khóc. Rơi nước mắt lúc này chính là giúp bạn điều chỉnh lại những cảm xúc mãnh liệt.

Khi bạn vô tình bị vấp ngã hay bị một vật sắc nhọn đâm vào da thịt... cơn đau đột ngột tác động từ bên ngoài có thể khiến bạn phản ứng chảy nước mắt ngay sau đó. Với những cơn đau đớn khiến cho bạn phải bật khóc như vậy sẽ chẳng mang lại lợi ích nào. Những giọt nước mắt lúc này có thể khiến bạn dịu bớt cảm giác đau đớn từ thể xác. Theo nghiên cứu, khi ta khóc, cơ thể sẽ tiết ra endorphin và oxytocin là 2 hormone tự nhiên có thể giúp ta giảm bớt cơn đau, trấn an tinh thần hay có thể nhận định khóc là hành vi tự xoa dịu nỗi đau của bản thân.

Trên khắp các nền văn hóa, ngoài việc nói, con người còn giao tiếp với nhau theo nhiều cách: thông qua cử chỉ, tư thế, thậm chí là đụng chạm. Nhưng chúng ta có xu hướng đọc cảm xúc của người khác thông qua khuôn mặt của họ. Có hơn 40 cơ trên khuôn mặt, chúng có khả năng biến đổi diện mạo của chúng ta theo một số cách rất kỳ lạ. Giống như đỏ mặt, cười và trợn mắt. Trước khi có ngôn ngữ, nước mắt có thể phát triển như một cách để gửi thông điệp cho những người gần gũi rằng chúng ta đang trải qua những cảm xúc mạnh mẽ. Các cá nhân có thể bộc lộ nỗi buồn 1 cách rõ ràng và chắc chắn sẽ nhiều khả năng nhận được sự giúp đỡ. Điều đó tăng khả năng họ sẽ tồn tại và sinh sản.

Chúng ta không thể biết chắc, nhưng nó có ý nghĩa về mặt tiến hóa. Và các em bé khi khóc cũng vậy. Một em bé không thể cho bạn biết nó đang đói, mệt mỏi, hoặc không thoải mái, bởi vì nó chưa thể nói chuyện. Vì vậy nước mắt là phương tiện giao tiếp hiệu quả của em bé.

Nhưng con người vẫn tiếp tục khóc khi đã trưởng thành. Người lớn không khóc với nhiều tiếng ồn như trẻ sơ sinh. Nhưng đôi mắt trưởng thành của chúng ta vẫn rơi nước mắt. Nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người nhìn thấy nuớc mắt thì đều muốn giúp đỡ. Đó là bởi vì, trong khi phát triển nước mắt, chúng ta cũng phát triển 1 phản ứng với chúng. Đó là cảm giác đồng cảm hoặc thông cảm. Chúng ta có xu hướng coi một người đang khóc như 1 con người bất lực và cảm thấy muốn gắn kết với họ hơn. Những cảm xúc này có thể giúp chúng ta phát triển các mối liên kết xã hội. Phản ứng bẩm sinh đó chính là lý do tại sao bạn lập tức cảm thấy khác biệt khi bọn mình thêm nước mắt vào những bức ảnh này.

Rất nhiều động vật tạo ra nước mắt, như voi, chó, khỉ, … Nhưng cho đến lúc này, chúng ta là loài động vật duy nhất có thể khóc kiểu cảm xúc. Động vật khác cũng có các biểu cảm khuôn mặt để thể hiện sự sợ hãi hoặc đau đớn, nhưng không có loài mà chúng ta biết có khả năng thể hiện sự buồn gần giống cách con người khóc.

Sự thật là chúng ta cũng khóc vì những điều hạnh phúc, và các nhà khoa học không biết chính xác lý do tại sao. Có lẽ chúng ta chỉ đơn giản bị choáng ngợp với nhiều cảm xúc. Hoặc có thể là bạn đang khóc cho phần buồn của sự việc, như đám cưới và tốt nghiệp biểu thị sự kết thúc của một cái gì đó, hoặc khi bạn vui khi gặp ai đó vì bạn đã nhớ họ rất nhiều.

Có rất nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về việc khóc, nhưng rõ ràng đây là một trong những điều mang tính người nhất mà ta làm.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI