Chuyển đến nội dung chính

Bộ não của bạn khiến thời gian trôi nhanh hay chậm như thế nào?

 

Bộ não của bạn khiến thời gian trôi nhanh hay chậm như thế nào?

Cứ sau 23 giờ 56 phút và 4 giây, hành tinh của chúng ta thực hiện một vòng quay quanh trục của nó. Thời gian luôn luôn trôi qua đối với tất cả chúng ta. Trong khoảnh khắc không ngừng phát triển này được gọi là “hiện tại”, giữa quá khứ mà chúng ta có thể nhớ được và một tương lai mà chúng ta không thể nhớ.

Nhưng nếu thời gian là thứ không thay đổi, luôn trôi theo một hướng. Vậy thì tại sao đôi khi ta lại có cảm giác như thời gian đang diễn ra RẤT… CHẬM?! Và có những lúc thời gian dường như trôi qua rất nhanh.

Vậy điều gì làm cho thời gian có cảm giác nhanh và chậm?

Không giống như xúc giác, vị giác hoặc khứu giác, cơ thể chúng ta không có cơ quan cảm giác về thời gian. Chúng ta có đồng hồ sinh học bên trong. Nhưng thời gian của cơ thể bạn được điều chỉnh theo mô hình rộng rãi của ngày và đêm – nhịp sinh học. Và giống như những loài động vật khác, chúng ta cũng dựa trên các tín hiệu thiên văn và hormone sinh học để nhận biết sự trôi qua của tháng, mùa, và năm. Nhưng bạn không có thiết bị bên trong nào để có thể cảm nhận chính xác sự trôi qua của giây, phút hoặc giờ.

Mặc dù không có đồng hồ thực sự trong não của bạn, nhưng giờ đây chúng ta biết rằng cách chúng ta cảm nhận tốc độ thời gian trôi qua thực sự có thể trôi nhanh hoặc chậm lại. Và các nhà khoa học đã từng thử nghiệm điều này bằng cách thả người rơi khỏi tòa nhà 15 tầng.

Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói rằng một vụ tai nạn ô tô, hay một tình huống sinh tử nào đó có cảm giác như nó diễn ra trong một thước phim quay chậm chưa? Nó khiến bạn tự hỏi liệu bộ não của chúng ta có thể đột ngột kéo ra trong một giây, để cho chúng ta có thể truy cập một cách có ý thức những khoảnh khắc nhỏ hơn hoặc khoảng thời gian, như mili giây, khi chúng ta cực kỳ hoảng sợ?

Vì vậy, để kiểm tra điều này, các nhà khoa học đã thả người từ độ cao 150 feet trở lên. Họ đã có dây nịt và một mạng lưới an toàn.

Trong quá trình rơi tự do, mỗi người được yêu cầu nhìn vào màn hình có các con số nhấp nháy. Những con số này lướt qua quá nhanh để có thể đọc được trong những trường hợp bình thường. Nếu như trạng thái sợ hãi thực sự đã thay đổi nhận thức về thời gian của họ, họ có thể đọc được số trong khi rơi.

Vậy chuyện gì đã xảy ra khi họ bị rơi? Không ai có thể đọc được các con số.

Trong những thời điểm đáng sợ, bộ não của chúng ta không tự kéo dài thời gian theo đúng nghĩa đen và cho phép chúng ta nhận thức được những khoảnh khắc nhỏ hơn. Tuy nhiên, các đối tượng nghiên cứu cho biết rằng cú ngã của họ kéo dài hơn so với khi họ chỉ quan sát người khác ngã. Ký ức của họ về cú ngã bị chậm lại.

Vậy tại sao điều này xảy ra?

Một giả thuyết cho rằng nó có liên quan đến một vùng cụ thể của bộ não chúng ta. Trong những tình huống căng thẳng hoặc tiêu cực, vùng này hoạt động ở tốc độ cao. Một số nhà khoa học cho rằng điều này khiến nhiều nguồn lực của não được tập trung hơn về việc tạo ra ký ức về khoảnh khắc đó. Những ký ức này phong phú hơn về mặt chi tiết. Và khi chúng được tái hiện trong tâm trí chúng ta, mang lại cho chúng ta cảm giác rằng chúng tồn tại lâu hơn những ký ức có độ phân giải thấp khác.

Cảm xúc của chúng ta cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về thời gian. Trong đại dịch COVID-19, những người lo lắng hoặc căng thẳng cảm thấy thời gian dường như trôi qua chậm hơn tại bất kì thời điểm nào. Trong khi những người cảm thấy hạnh phúc có xu hướng trải nghiệm những khoảnh khắc trôi qua nhanh hơn.

Nhưng điều thú vị sẽ xảy ra khi chúng ta nhìn lại những ký ức này sau này. "Làm sao đã tháng 9 rồi à?” Tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm điều đó theo một cách nào đó, phải không? Dù thời gian dường như đang trôi qua chậm hơn trong từng khoảnh khắc. Ngày qua ngày với những công việc thường ngày, nơi không có gì mới xảy ra, ký ức của chúng ta về khoảng thời gian đó dường như bay ngang qua.

Chúng ta có thể thấy điều này đang diễn ra với cái gọi là Hiệu ứng Oddball.

Khi bạn xem đi xem lại cùng một hình ảnh, một hình ảnh mới hoặc hình ảnh khác dường như tồn tại lâu hơn, mặc dù nó được hiển thị trong cùng một khoảng thời gian.

Điều này cũng có thể giải thích tại sao thời gian dường như trôi chậm hơn khi chúng ta còn trẻ. Bởi mọi thứ đều mới mẻ. Việc tạo ra ký ức về những thông tin chưa từng thấy trước đây khiến não của chúng ta làm việc chăm chỉ hơn và khiến thời gian dường như chậm hơn. Nhưng khi chúng ta già đi, chúng ta có nhiều thói quen hơn và ít trải nghiệm mới hơn trong ngày. Vì thế thời gian dường như trôi qua nhanh hơn.

Tất cả chúng ta đều cùng nhau trải nghiệm thời gian và không gian…

Neil deGrasse Tyson: "Khi bạn di chuyển nhanh hơn hoặc nếu bạn thấy mình ở gần nguồn trọng lực cao hơn, thời gian đối với bạn trôi qua chậm hơn so với người khác…”

Tất cả chúng ta đều sống trên Trái đất và không ai trong chúng ta ở gần lỗ đen hoặc đạt đến tốc độ ánh sáng nên chúng ta sẽ không nói về ảnh hưởng của thuyết tương đối đến việc đôi khi thời gian thực sự trôi qua nhanh hay chậm?

Cách nhận thức của chúng ta về thời gian có thể thay đổi tùy theo cách chúng ta trải nghiệm thế giới. Dưới con mắt vật lý, sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai có thể chỉ là ảo ảnh. Nhưng đối với chúng ta, là loài có ý thức và trí óc, cuộc hành trình xuyên qua quá khứ, hiện tại và tương lai này được ghi nhớ và trải nghiệm theo những cách mà ngay cả Einstein cũng thấy bí ẩn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHÓM MÁU BOMBAY QUÝ HIẾM NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CHIẾM 0.0004% DÂN SỐ

AI ĐÃ XÂY KIM TỬ THÁP

TOP 10: ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI