Trầm cảm theo mùa (SAD)
Bạn có thể xem dưới dạng video ở đây
Bạn
có bao giờ cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, ủ rũ vào mùa đông hay luôn trong cảm giác
cạn kiệt năng lượng, không muốn làm điều gì khác mà chỉ muốn nằm một chỗ vào
các thời điểm giao mùa? Rất có thể đây là dấu hiệu của chứng trầm cảm theo mùa
mà rất nhiều người đang gặp phải.
Trầm
cảm theo mùa thường có xu hướng xuất hiện vào cuối thu – đầu đông và có thể tiếp
tục kéo dài một thời gian sau đó nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Người
mắc chứng bệnh này thường cảm thấy cạn kiệt năng lượng, tinh thần trầm uất, mệt
mỏi, không muốn giao tiếp với ai và đôi khi xuất hiện cả suy nghĩ tiêu cực.
Trầm
cảm theo mùa là gì?
Trầm
cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn
bộ các hoạt động tâm thần. Trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc
trầm (nét mặt của người bệnh rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều
thậm chí mất hết nếp nhăn); mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn
tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động (người có thể than phiền mệt mỏi mà không
có một nguyên nhân bệnh lý cơ thể nào, thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ
nhàng họ cũng cần một sự tập trung lớn).
Trầm cảm theo mùa có tên khoa học là Seasonal Affective Disorder – SAD thường
có xu hướng xảy ra vào mùa đông nên còn được gọi với cái tên khác là trầm cảm
mùa đông – Winter Depression. Bệnh thường có tính chu kỳ, xảy ra vào mùa đông hằng
năm và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Một dạng khác hiếm gặp hơn là trầm cảm
mùa hè, thường bắt đầu vào cuối xuân/ đầu hè và kết thúc vào mùa thu.
Các
triệu chứng của SAD thường khá mơ hồ, đôi khi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
nên không phải ai cũng có thể nhận biết sớm. Người bệnh thường xuyên cảm thấy ủ
rũ, mệt mỏi, ăn uống không ngon, không muốn làm bất cứ việc gì vào thời điểm
mùa đông đến.
Ai
có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa?
Hàng
triệu người trưởng thành có thể bị SAD, mặc dù nhiều người có thể không biết
mình mắc bệnh. SAD có tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp 4 lần nam giới nhưng mức độ bệnh
ở nam giới thường nặng hơn. SAD phổ biến hơn ở những người sống gần Bắc bán cầu
hơn, nơi có thời gian ban ngày ngắn hơn vào mùa đông.
SAD
phổ biến hơn ở những người mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng hoặc rối loạn lưỡng
cực, có liên quan đến các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm nhẹ tái diễn. Ngoài
ra, những người bị SAD có xu hướng mắc các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn
như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu hoặc rối loạn
hoảng sợ.
Nguyên
nhân trầm cảm theo mùa
Chúng
ta đều cho rằng nguyên nhân trầm cảm là do các áp lực tinh thần, sang chấn tâm
lý, stress nặng, các vấn đề tình cảm mà không biết rằng đôi khi thời tiết cũng
tác động trực tiếp đến tâm trạng.
Theo
các nhà khoa học, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây trầm cảm theo mùa bao
gồm:
-Thiếu
ánh sáng mặt trời: Rối loạn cảm xúc theo mùa được lý giải là do sự mất cân bằng
sinh hóa trong bộ não của con người. Điều đó được thúc đẩy bởi sự rút ngắn lại
của thời gian nắng vào ban ngày và sự thiếu mất nguồn ánh sáng mặt trời vào mùa
đông. Điều này tương tự như việc ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến các hoạt động
theo mùa ở các loài động vật. Ít ánh nắng mặt trời cũng làm giảm lượng
serotonin – chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp điều chỉnh tâm trạng. Do
ánh sáng mặt trời kiểm soát mức độ của các phân tử giúp duy trì mức serotonin
bình thường. Trong khi đó lại làm tăng melatonin – một loại hormone đóng vai
trò trung tâm trong việc duy trì chu kỳ giấc ngủ bình thường. Nội tiết tố này
được sản xuất khi cấp độ bóng tối tăng lên. Vào những tháng mùa đông, khi thời
gian ban ngày trở nên ngày ngắn hơn và trời có xu hướng tối hơn, melatonin sẽ
được sản xuất nhiều hơn. Việc sản xuất quá nhiều melatonin có thể làm tăng cảm
giác buồn ngủ. Cả serotonin và melatonin đều giúp duy trì nhịp điệu hàng ngày của
cơ thể gắn liền với chu kỳ ngày đêm theo mùa. Sự rối loạn giữa hai hoạt chất
này làm mất cân bằng đồng hồ sinh học. Do đó, chúng không còn có thể điều chỉnh
theo những thay đổi theo mùa về độ dài ngày, dẫn đến những thay đổi về giấc ngủ,
tâm trạng và hành vi. Thế nên việc thiếu ánh sáng mặt trời là một trong những
nguyên nhân chính gây SAD.
-Di
truyền: những người có người thân trong gia đình có tiền sử gặp các vấn đề tâm
lý như trầm cảm, rối loạn lo âu thường dễ gặp SAD hơn.
-Nơi
ở: Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người sống ở Châu Âu, những
vùng lạnh, có vị trí xa xích đạo, ít có ánh nắng mặt trời, quanh năm thường có
nhiệt độ thấp. Do đó những du học sinh mới qua chưa quen với đồng hồ sinh học kết
hợp với những tác động của môi trường, sự cô đơn thường rất dễ mắc trầm cảm
theo mùa.
-Tuổi
tác: Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thường gặp nhiều hơn ở người trưởng
thành, người trẻ. Bởi có lẽ những đối tượng này vẫn còn những suy tư, mơ mộng
cùng với những áp lực trong cuộc sống nên dễ rơi vào trầm tư hơn.
Biểu
hiện chứng trầm cảm theo mùa
Các
triệu chứng có thể bao gồm:
Cảm
thấy chán nản hầu như cả ngày, gần như mỗi ngày.
Mất
hứng thú với các hoạt động mà bạn từng yêu thích.
Trải
qua những thay đổi về khẩu vị hoặc cân nặng, có xu hướng tăng cân. Ăn quá nhiều,
đặc biệt là thèm đồ ăn có nhiều carbohydrate ( đồ ngọt, tinh bột, ngũ cốc…).
Cảm
thấy uể oải, thiếu năng lượng, không muốn làm gì, khó khăn khi thức dậy vào buổi
sáng.
Cảm
thấy vô vọng hoặc vô giá trị.
Gặp
khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ, giảm khả năng xử lý thông tin.
Làm
việc chậm chạp, kém hiểu quả, cảm giác như tay chân không còn sức lực.
Thường
xuyên có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.
Ngủ
quá giấc (hypersomnia): dành thời gian chủ yếu để ngủ, luôn trong trạng thái buồn
ngủ.
Xa
lánh xã hội (cảm giác như "ngủ đông").
Cảm
giác buồn bã kéo dài, dễ khóc và luôn trong trạng thái muốn khóc.
Tuy
nhiên không phải ai mắc chứng rối loạn cảm xúc cũng biểu hiện tất cả triệu chứng
nêu trên. Nhưng các biểu hiện trên phải xảy ra trong mùa cụ thể (nghĩa là chỉ
trong các tháng mùa đông) trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Tuy nhiên, không phải
tất cả những người bị SAD đều trải qua các triệu chứng này hàng năm.
Trầm
cảm theo mùa thường có xu hướng xuất hiện trong thời gian ngắn, khi thời điểm
mua đó qua đi, nhiệt độ ổn hơn thì năng lượng cũng dần về lại với người bệnh.
Tuy nhiên do bệnh có tính chu kỳ, sẽ có nguy cơ cao tái phát trở lại vào năm
sau nên những người đã từng gặp phải vấn đề này tuyệt đối không nên chủ quan.
Mặt
khác các triệu chứng SAD nếu không được kiểm soát ngay từ đầu có thể làm trạng
thái buồn bã chuyển sang tuyệt vọng cùng những suy nghĩ, hành vi tiêu cực hơn.
Người bệnh dần trở nên chán ghét bản thân, cảm thấy cuộc sống buồn bã, không
còn nhìn thấy niềm vui, dần xa lánh mọi người và xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực.
Đặc
biệt ở những người có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý trước đó như đã bị trầm cảm
hay đang có áp lực quá nhiều thì khi gặp các yếu tố thời tiết càng dễ cảm thấy
cạn kiệt, bức bối và trầm uất hơn.
Không
chỉ vậy, dù trầm cảm dạng nhẹ hay nặng, dù xuất hiện trong thời gian ngắn hay
dài thì cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, tinh thần, các mối
quan hệ của người bệnh. Từ trầm cảm theo mùa hoàn toàn có thể dẫn đến trầm cảm
tiếp tục kéo dài nếu không nhanh chóng có các biện pháp phù hợp để lấy lại tinh
thần cho người bệnh.
Hướng
điều trị trầm cảm theo mùa
Liệu
pháp ánh sáng: Với chứng trầm cảm nặng và ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống của bệnh
nhân thì liệu pháp ánh sáng (phototherapy) được chứng minh là một lựa chọn hiệu
quả. Người bệnh được cho tiếp xúc với ánh sáng rất chói bắt chước ánh sáng
ngoài trời (từ một nguồn sáng huỳnh quang đặc biệt) trong khoảng thời gian từ
30-90 phút mỗi ngày vào mùa đông.
Bên
cạnh liệu pháp ánh sáng, trị liệu tâm lý cũng là phương pháp được hướng tới cho
những bệnh nhân trầm cảm theo mùa bởi tâm lý trị liệu sẽ hoàn toàn loại các yếu
tố căn nguyên từ bên trong để đem lại sức khỏe tinh thần tốt nhất cho người bệnh,
ngăn chặn nguy cơ bệnh quay trở lại vào các chu kỳ năm sau. Theo đó các nhà trị
liệu sẽ sử dụng ngôn ngữ, hành vi để tác động sâu vào trong tâm trí từ đó dần
thay đổi nhận thức của người bệnh và hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn. Bản
thân người bệnh sẽ hiểu được rằng mình đang có những nỗi lo vô lý, biết cách giải
tỏa cảm xúc, bổ sung năng lượng tích cực, nâng cao tinh thần cho mỗi người.
Với
những bệnh nhân trầm cảm theo mùa trong giai đoạn đầu người bệnh có thể không
phải dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt.
-Tiếp
xúc với ánh sáng, tập thể dục thể thao thường xuyên. Tốt nhất nên tắm nắng
trong khoảng từ 6-9h sáng và sau 17h chiều.
-Bổ
sung các dưỡng chất lành mạnh hay các món ăn giàu vitamin D.
-Không
nên ở trong những căn phòng thiếu ánh nắng suốt cả ngày, nên mở cửa sổ để hấp
thụ ánh sáng tự nhiên
-Chia
sẻ những vấn đề khó khăn, tâm trạng mệt mỏi với những người xung quanh
-Tham
gia các hoạt động xã hội phù hợp để nâng cao những năng lượng tích cực hằng
ngày
-Mỗi
ngày dù trời nắng hay lạnh vẫn nên ra ngoài ít nhất một lần khi trời còn sáng.
Trầm
cảm theo mùa là tình trạng rất dễ gặp phải đặc biệt ở những người có tinh thần
yếu, dễ bị cuốn theo những cảm xúc xung quanh. Mỗi người nên thay đổi lối sống
lành mạnh hơn, duy trì những thói quen tích cực hơn để phòng tránh tối đa nguy
cơ SAD cũng như các vấn đề tâm lý, tâm thần khác.
Rối
loạn cảm xúc theo mùa dễ chẩn đoán nhầm thành nhược giáp, hạ đường huyết, tăng
bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng và vi rút khác. Một vài trường hợp rối loạn cảm
xúc theo mùa có thể lẫn lộn với những rối loạn nặng hơn như giai đoạn trầm cảm
nặng hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Nhận xét
Đăng nhận xét