Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2021

CÓ PHẢI CARBOHYDRATE LÀ CHẤT KHIẾN BẠN TĂNG CÂN ???

  CARBOHYDRATE (CARB)-CHẤT ĐƯỜNG BỘT Khi mọi người muốn ăn kiêng giảm cân, đa phần đều loại carbohydrate ra khỏi khẩu phần của mình. Và nhiều người đã giảm cân thành công nhờ chế độ ăn không carbohydrate này. Nhưng đây là một chế độ ăn sai lầm và nó mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của các bạn. Trong ba chất dinh dưỡng thực dưỡng chính, carbohydrate là chất được nạp vào cơ thể với tỉ lệ lớn nhất. Theo chế độ ăn cơ bản bình thường, chúng ta cần nạp 45-65 % calo lấy từ các nguồn carbohydrate. Carbohydrate đơn và phức Nhiều người giảm cân thành công sau khi loại carb, họ thường gộp tất cả các loại carbohydrate vào cùng một loại – “thứ làm tôi béo”. Song trên thực tế, lại có sự đa dạng đáng kể trong tác động của các chất carbohydrate đối với cơ thể. Carbohydrate được chia thành hai nhóm chính: đơn và phức. ·        Nhóm carb đơn được hình thành từ một hoặc hai phân tử đường. Chúng cho bạn cảm giác ngọt ngay khi nếm. Việc đốt cháy đường đơn trong cơ thể cũng rất mạnh và

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU NAM PHI CẢNH GIÁC VỀ MỘT BIẾN THỂ COVID MỚI

Các nhà nghiên  cứu di truyền học đang theo dõi các biến thể COVID mới cho biết, họ đã thấy một dòng giống mới đáng lo ngại mang nhiều đặc điểm giống với các chủng khác, bao gồm Alpha, Beta và Gamma. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng biến thể mà họ đang xem xét, được gọi là C.1.2, đã xuất hiện trên khắp Nam Phi cũng như ở bảy quốc gia khác ở châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Họ không chắc liệu thể đột biến của nó có khiến nó trở nên nguy hiểm hơn hay không, nhưng nó mang những thay đổi khiến các biến thể khác tăng khả năng lây truyền và khả năng né tránh phản ứng của hệ miễn dịch ở một mức độ nào đó. Có nhiều đột biến hơn không nhất thiết là nguy hiểm hơn - một số đột biến có thể làm suy yếu vi rút và chính sự kết hợp của những thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến việc vi rút có trở nên nguy hiểm hơn hay không. Đồng thời một đột biến bổ sung có thể loại bỏ tác động của một đột biến khác. Nhóm nghiên cứu - bao gồm nhà virus học Penny Moore thuộc Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm của Nam P

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP Ở CÁC QUỐC GIA KHÁC( P.II)

  1.     Hương Cảng: +    Bắt tay và hơi cúi đầu được coi là thích hợp khi gặp gỡ. +    Khi chào hỏi bạn hãy bắt đầu từ người cấp cao trước, nếu người đó có chức danh thì khi chào họ hãy kèm theo chức danh. +    Danh thiếp của bạn cần được dịch sang tiếng Hoa ở một mặt. Khi đưa danh thiếp hãy dùng hai tay để đưa. +    Hãy tránh các đề tài về chính trị, công tác kiểm duyệt và những phong trào đấu tranh. +    Hãy nhớ là họ sẽ đánh giá cao tính đúng giờ của bạn đó. +    Khi giao tiếp nên đứng cách nhau hai sải tay. Không nên đụng chạm và vỗ vào người họ. +    Trên bàn ăn, nếu không dùng đũa, hãy đặt chúng trên giá để đữa hoặc ngang qua bát, không bao giờ để chúng theo chiều dọc. Khi ăn cơm, nhớ để lại phần lớn cơm trong bát khi món cuối cùng được kết thúc; nếu không, bạn sẽ bị coi là không có đủ cơm để ăn trong bữa ăn. +    Ở đây tặng quà được coi như 1 một nét văn hóa. Hãy nhớ nếu bạn tặng quà cho họ thì hãy tránh tặng đồng hồ - nó được coi như cái chết và quà được đưa hà

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý KHI GIAO TIẾP Ở MỘT SỐ QUỐC GIA (P.I)

  1.     Úc: +    Ở Úc người ta coi nhẹ địa vị chính thức hơn những quốc gia khác, mà họ coi trọng sự ảnh hưởng và tiếng tăm của người khác hơn. +    Tính đúng giờ ở quốc gia này vừa được coi trọng vừa là tiêu chuẩn cơ bản của xã hội. +    Khi đi taxi ở Úc, bạn sẽ được yêu cầu ngồi ở ghế phụ phía trước hơn là ghế sau. +    Dấu hiệu tán thành (thumb up) ở Mỹ bị coi là cử chỉ tục tĩu ở Úc. 2.     Pháp: +    Đối với nước Pháp thì khi chào hỏi một người có chức danh giáo sư (professeur), kỹ sư (ingenieur) hay các quản đốc, giám đốc công ty (monsieur le directuer) …, bạn nên dùng chức danh của họ để chào hỏi, vì đối với người Pháp họ coi đây là dấu hiệu của sự thành đạt. +    Những người ở miền Nam nước Pháp họ khá thoải mái về giờ giấc gặp gỡ, nhưng việc đúng giờ vẫn được coi trọng. +    Khi giao tiếp, người Pháp họ đứng gần nhau hơn thường là cách nhau khoảng 1 sải tay. Bạn nên lộ 2 bàn tay của mình mọi lúc kể cả khi đang ngồi ở bàn. +    Nếu bạn được mời tới nhà của 1

HỆ MIỄN DỊCH CỦA BẠN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta liên quan tới nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Mạng lưới tế bào và mô rộng lớn này liên tục theo dõi những kẻ xâm lược, và một khi phát hiện ra kẻ thù, chúng sẽ tấn công để bảo vệ chúng ta khỏi các mầm bệnh. Điều quan trọng là nó có thể phân biệt tế bào tự thân từ cơ thể của chúng ta với tế bào lạ. Các tế bào chết và lỗi cũng được hệ thống miễn dịch nhận biết và loại bỏ. 1.     Loại miễn dịch: Có ba loại miễn dịch ở người là bẩm sinh, thích nghi và thụ động: 1.1            Miễn dịch bẩm sinh Hệ thống miễn dịch bẩm sinh được di truyền và hoạt động tích cực ngay từ khi bạn được sinh ra. Miễn dịch bẩm sinh này có tác dụng như một tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh. Khi hệ thống này nhận ra kẻ xâm lược (tế bào lạ), nó sẽ hoạt động ngay lập tức. Các tế bào của hệ thống miễn dịch này (được gọi là tế bào thực bào) sẽ bao quanh và tiêu diệt tế bào lạ này. Phản ứng này là cơ bản và không đặc hiệu. Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ th

HỘI CHỨNG “MÙ MẶT NGƯỜI” – KHÔNG THỂ NHẬN RA CHÍNH BẢN THÂN MÌNH TRONG GƯƠNG

  Prosopagnosia - bệnh mù mặt - là chứng bệnh mà bệnh nhân không thể nhận ra gương mặt của bất cứ ai, kể cả người thân trong gia đình. Bệnh mù mặt là gì? Prosopagnosia hay chứng "mù mặt người" là căn bệnh rối loạn thần kinh, không có khả năng nhận dạng hoặc phân biệt khuôn mặt mình nhìn thấy. Chứng bệnh này khiến bệnh nhân không thể nhận ra gương mặt của bất cứ ai, kể cả người thân trong gia đình và ngay bản thân mình. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số. Bệnh mù mặt không liên quan đến suy giảm thị lực, khuyết tật học tập, khuyết tật khả năng nhận thức hoặc mất trí nhớ. Những người bị mù mặt chỉ cảm thấy khó khăn khi nhận diện khuôn mặt của một người chứ không gặp khó khăn trong việc nhớ ra người đó là ai như người mất trí nhớ. Nguyên nhân của căn bệnh Giáo sư Khoa Thần kinh Brad Duchaine - chuyên gia về chứng mù mặt ở Đại học London cho biết: "Trường hợp đầu tiên được phát hiện vào năm 1976. Chúng tôi nhận ra rằng chứng prosopagnosia mắc phải là do tổn th