Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bài đăng mới nhất

Thế giới động vật: Những loài khủng long săn mồi cổ đại đáng sợ nhất

Các bài đăng gần đây

HÓA THẠCH ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

  HÓA THẠCH ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? Ngành khảo cổ học là một ngành rất phát triển và được chú trọng từ lâu đời.   Và hóa thạch là một phần cực kì quan trọng trong việc khám phá quá khứ, vì nó phản ảnh được những hình thức sống đã từng tồn tại trên thế giới này. Về cơ bản, bằng cách nghiên cứu các hóa thạch, các nhà nghiên cứu có thể khám phá những câu hỏi như: Những dạng sống đầu tiên trên hành tinh của chúng ta là gì? Chúng đến từ đâu? Điều gì xảy ra với chúng? Sự sống trên trái đất thay đổi theo thời gian như thế nào? Khí hậu trái đất thay đổi theo thời gian ra sao? Các dạng sống mới tiến hóa ra sao và liệu chúng có liên quan đến những loài trong quá khứ? … Những câu hỏi này rất phức tạp và loài người chúng ta đã mất nhiều năm để nghiên cứu chúng nhắm giải quyết vấn đề lịch sử của hành tinh. Hóa thạch là một nguồn tư liệu tuyệt vời nhất có thể làm sáng tỏ một cách sâu sắc phần nào các câu hỏi phức tạp bên trên. Vậy thật chất hoá thạch là gì? Và quá trình hình t

CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐÃ HỒI SINH VIRUS ZOMBIE CỔ ĐẠI

  HỒI SINH VIRUS ZOMBIE CỔ ĐẠI Trái đất đang ấm lên với tốc độ nhanh chóng làm tan băng, khiến các loại virus cổ xưa bị “nhốt” trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực được giải phóng. Từ đó làm bùng phát một đại dịch mới. Chính vì khả năng hồi sinh sau khi đã ngủ yên hàng nghìn đến chục nghìn năm mà các loại virus này được gọi là “zombie” (tạm dịch là “xác sống”). Vào năm 2014, một nhóm nhà khoa học do nhà di truyền học Jean-Michel Claverie dẫn đầu đã tìm thấy 13 loại virus cổ đại bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, những mẫu này được lấy từ bên dưới hồ nước, từ lông của voi ma mút và thậm chí từ ruột của một con sói Siberia. Trong đó, mẫu virus lâu đời nhất có niên đại lên tới 48.500 năm. Trong quá trình phân lập virus, các nhà khoa học phát hiện có 9 loại virus vẫn có thể lây nhiễm sang các sinh vật đơn bào, mặc dù chúng đã bị chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu hàng nghìn năm. Trước đó, họ đã tìm cách hồi sinh 2 loại virus cổ đại khác khoảng 30.000 năm tuổi. Tất cả các loại v

TRYPOPHOBIA -TẠI SAO CHÚNG TA SỢ LỖ?

  TRYPOPHOBIA -TẠI SAO CHÚNG TA SỢ LỖ? Trypophobia (chứng sợ lỗ) - trong tiếng Hy Lạp nó có nghĩa là nỗi sợ hãi… về những cái lỗ. Theo thống kê, cứ 6 người thì có 1 người mắc chứng sợ lỗ. Nó thậm chí còn phổ biến hơn Acrophobia - chứng sợ độ cao. Nhưng…chứng sợ lỗ thậm chí còn chưa được công nhận chính thức là một nỗi ám ảnh thực sự. Vậy thì nỗi ám ảnh là gì? Định nghĩa của nỗi ám ảnh là nỗi sợ hãi cực độ hoặc phi lý về một điều gì đó. Sự sợ hãi – nói chung – phục vụ một mục đích sinh học - nó giúp chúng ta tránh được những điều nguy hiểm như rắn độc hay rìa vách đá. Nhưng khi bộ não của chúng ta đi quá xa và chúng ta hướng nỗi sợ hãi của mình vào những thứ thực sự không thể làm tổn thương chúng ta vào thời điểm đó, thì đó là nỗi ám ảnh. Vậy thì việc sợ một loạt các lỗ nhỏ thì sao? Điều này chắc chắn là vô lý. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những người mắc chứng sợ lỗ thậm chí không thực sự… sợ lỗ? Nếu không phải là sự sợ hãi thì đó không thể là nỗi ám ảnh. Những cảm xúc

Bộ não của bạn khiến thời gian trôi nhanh hay chậm như thế nào?

  Bộ não của bạn khiến thời gian trôi nhanh hay chậm như thế nào? Cứ sau 23 giờ 56 phút và 4 giây, hành tinh của chúng ta thực hiện một vòng quay quanh trục của nó. Thời gian luôn luôn trôi qua đối với tất cả chúng ta. Trong khoảnh khắc không ngừng phát triển này được gọi là “hiện tại”, giữa quá khứ mà chúng ta có thể nhớ được và một tương lai mà chúng ta không thể nhớ. Nhưng nếu thời gian là thứ không thay đổi, luôn trôi theo một hướng. Vậy thì tại sao đôi khi ta lại có cảm giác như thời gian đang diễn ra RẤT… CHẬM?! Và có những lúc thời gian dường như trôi qua rất nhanh. Vậy điều gì làm cho thời gian có cảm giác nhanh và chậm? Không giống như xúc giác, vị giác hoặc khứu giác, cơ thể chúng ta không có cơ quan cảm giác về thời gian. Chúng ta có đồng hồ sinh học bên trong. Nhưng thời gian của cơ thể bạn được điều chỉnh theo mô hình rộng rãi của ngày và đêm – nhịp sinh học. Và giống như những loài động vật khác, chúng ta cũng dựa trên các tín hiệu thiên văn và hormone sinh học để

SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VẪN CHƯA DỪNG LẠI???

  Con người vẫn đang tiến hóa? Bạn có thể xem dưới dạng video ở đây . Người bình thường có thể nín thở dưới nước trong khoảng một đến hai phút. Nhưng mỗi ngày trên một quần đảo ở Đông Nam Á, người Bajau lặn xuống độ sâu hơn 60 mét để bắt cá và họ có thể nín thở trong hơn 10 phút. Khả năng này, nó không chỉ đến từ nhiều năm rèn luyện. Đó là nhờ sự thay đổi di truyền trong quần thể này. Nói cách khác, đây là một ví dụ về sự tiến hóa rất gần đây của loài người. Điều đó làm cho một nhóm người thích nghi tốt hơn với môi trường của họ. Khi con người sống lâu hơn, chết ít hơn, và tạo ra ngày càng nhiều công cụ để bảo vệ chúng ta khỏi thế giới nguy hiểm mà chúng ta đang sống. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua bộ lọc tuyệt vời đó của chọn lọc tự nhiên? Vậy tương lai của sự tiến hóa của loài người là gì?   Intro   Người Bajau đôi khi dành năm giờ một ngày để nín thở. Hay có thể nói, họ có nhiều thời gian ở dưới nước hơn một con rái cá biển. Nhưng điều thú vị hơn là cách họ l

BỘ NÃO HỌC CÁCH ĐỌC NHƯ THẾ NÀO???

  BỘ NÃO HỌC CÁCH ĐỌC NHƯ THẾ NÀO??? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta có thể đọc chữ cái, có thể ghép các chữ cái lại với nhau thành một từ. Hay tại sao não của chúng ta có thể đọc được một cách vô thức, … Mời các bạn xem lời giải thích cho vấn đề này. Bạn có thể xem dưới dạng video ở đây. Việc đọc bằng thị giác của chúng ta không phải là bẩm sinh mà đòi hỏi hoạt động tập thể của nhiều khu vực trong não của chúng ta. Văn hóa đọc của loài người là tương đối mới. Mặc dù đã có một số người có thể đọc kể từ khi phát minh ra chữ viết vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, nhưng phải đến sau Cách mạng Công nghiệp vào những năm 1800, phần lớn dân số ở nhiều quốc gia mới biết đọc. Bộ não con người không tiến hóa để có thể đọc được ngôn ngữ nói như cách nó đã làm. Để đọc, não phải học cách tái sử dụng các chức năng não đã được phát triển qua hàng ngàn năm cho các nhu cầu cơ bản khác. Stanislas Dehaene - nhà khoa học thần kinh nhận thức người Pháp, vào 2009 ông đã mô tả nó theo c