Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2023

TRYPOPHOBIA -TẠI SAO CHÚNG TA SỢ LỖ?

  TRYPOPHOBIA -TẠI SAO CHÚNG TA SỢ LỖ? Trypophobia (chứng sợ lỗ) - trong tiếng Hy Lạp nó có nghĩa là nỗi sợ hãi… về những cái lỗ. Theo thống kê, cứ 6 người thì có 1 người mắc chứng sợ lỗ. Nó thậm chí còn phổ biến hơn Acrophobia - chứng sợ độ cao. Nhưng…chứng sợ lỗ thậm chí còn chưa được công nhận chính thức là một nỗi ám ảnh thực sự. Vậy thì nỗi ám ảnh là gì? Định nghĩa của nỗi ám ảnh là nỗi sợ hãi cực độ hoặc phi lý về một điều gì đó. Sự sợ hãi – nói chung – phục vụ một mục đích sinh học - nó giúp chúng ta tránh được những điều nguy hiểm như rắn độc hay rìa vách đá. Nhưng khi bộ não của chúng ta đi quá xa và chúng ta hướng nỗi sợ hãi của mình vào những thứ thực sự không thể làm tổn thương chúng ta vào thời điểm đó, thì đó là nỗi ám ảnh. Vậy thì việc sợ một loạt các lỗ nhỏ thì sao? Điều này chắc chắn là vô lý. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những người mắc chứng sợ lỗ thậm chí không thực sự… sợ lỗ? Nếu không phải là sự sợ hãi thì đó không thể là nỗi ám ảnh. Những cảm xúc

Bộ não của bạn khiến thời gian trôi nhanh hay chậm như thế nào?

  Bộ não của bạn khiến thời gian trôi nhanh hay chậm như thế nào? Cứ sau 23 giờ 56 phút và 4 giây, hành tinh của chúng ta thực hiện một vòng quay quanh trục của nó. Thời gian luôn luôn trôi qua đối với tất cả chúng ta. Trong khoảnh khắc không ngừng phát triển này được gọi là “hiện tại”, giữa quá khứ mà chúng ta có thể nhớ được và một tương lai mà chúng ta không thể nhớ. Nhưng nếu thời gian là thứ không thay đổi, luôn trôi theo một hướng. Vậy thì tại sao đôi khi ta lại có cảm giác như thời gian đang diễn ra RẤT… CHẬM?! Và có những lúc thời gian dường như trôi qua rất nhanh. Vậy điều gì làm cho thời gian có cảm giác nhanh và chậm? Không giống như xúc giác, vị giác hoặc khứu giác, cơ thể chúng ta không có cơ quan cảm giác về thời gian. Chúng ta có đồng hồ sinh học bên trong. Nhưng thời gian của cơ thể bạn được điều chỉnh theo mô hình rộng rãi của ngày và đêm – nhịp sinh học. Và giống như những loài động vật khác, chúng ta cũng dựa trên các tín hiệu thiên văn và hormone sinh học để

SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI VẪN CHƯA DỪNG LẠI???

  Con người vẫn đang tiến hóa? Bạn có thể xem dưới dạng video ở đây . Người bình thường có thể nín thở dưới nước trong khoảng một đến hai phút. Nhưng mỗi ngày trên một quần đảo ở Đông Nam Á, người Bajau lặn xuống độ sâu hơn 60 mét để bắt cá và họ có thể nín thở trong hơn 10 phút. Khả năng này, nó không chỉ đến từ nhiều năm rèn luyện. Đó là nhờ sự thay đổi di truyền trong quần thể này. Nói cách khác, đây là một ví dụ về sự tiến hóa rất gần đây của loài người. Điều đó làm cho một nhóm người thích nghi tốt hơn với môi trường của họ. Khi con người sống lâu hơn, chết ít hơn, và tạo ra ngày càng nhiều công cụ để bảo vệ chúng ta khỏi thế giới nguy hiểm mà chúng ta đang sống. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua bộ lọc tuyệt vời đó của chọn lọc tự nhiên? Vậy tương lai của sự tiến hóa của loài người là gì?   Intro   Người Bajau đôi khi dành năm giờ một ngày để nín thở. Hay có thể nói, họ có nhiều thời gian ở dưới nước hơn một con rái cá biển. Nhưng điều thú vị hơn là cách họ l

BỘ NÃO HỌC CÁCH ĐỌC NHƯ THẾ NÀO???

  BỘ NÃO HỌC CÁCH ĐỌC NHƯ THẾ NÀO??? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta có thể đọc chữ cái, có thể ghép các chữ cái lại với nhau thành một từ. Hay tại sao não của chúng ta có thể đọc được một cách vô thức, … Mời các bạn xem lời giải thích cho vấn đề này. Bạn có thể xem dưới dạng video ở đây. Việc đọc bằng thị giác của chúng ta không phải là bẩm sinh mà đòi hỏi hoạt động tập thể của nhiều khu vực trong não của chúng ta. Văn hóa đọc của loài người là tương đối mới. Mặc dù đã có một số người có thể đọc kể từ khi phát minh ra chữ viết vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, nhưng phải đến sau Cách mạng Công nghiệp vào những năm 1800, phần lớn dân số ở nhiều quốc gia mới biết đọc. Bộ não con người không tiến hóa để có thể đọc được ngôn ngữ nói như cách nó đã làm. Để đọc, não phải học cách tái sử dụng các chức năng não đã được phát triển qua hàng ngàn năm cho các nhu cầu cơ bản khác. Stanislas Dehaene - nhà khoa học thần kinh nhận thức người Pháp, vào 2009 ông đã mô tả nó theo c

TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI KHÔNG CÓ MÙI CƠ THỂ? CÓ PHẢI DO GEN QUYẾT ĐỊNH?

GEN VÀ KHOA HỌC VỀ MÙI HƯƠNG CỦA BẠN Bạn có thể xem dưới ạng video ở đây . Bạn biết không gen di truyền có tác động đến cả cách bạn ngửi, cách bạn cảm nhận mùi. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự hấp dẫn lãng mạn và tình dục. Và mùi cơ thể cũng vậy, nó cũng bị ảnh hưởng bởi gen di truyền. Cho nên một số người có mùi cơ thể hăng còn những người khác thì không. Đa số người Nhật Bản, Trung Quốc và đặt biệt là Hàn Quốc được tạo hóa ưu ái mang cho bộ gen đặc biệt này. Theo số liệu thông kê thì chỉ có 25% dân số Nhật Bản, 10% dân số Trung Quốc và 0% dân số Hàn Quốc mang gen hôi nách. Bộ gen “đặt biệt” Cơ thể người có hai tuyến mồ hôi. Một là eccrine - còn gọi là tuyến mồ hôi tổng quát, có kích thước nhỏ và được phân bổ đều trên bề mặt biểu bì da. Và thứ hai là apocrine - tuyến mồ hôi đầu hủy, có kích cỡ lớn hơn nhưng mật độ thưa thớt. Chúng chỉ xuất hiện ở một số vùng hiểm hóc như nách, rốn, bộ phận sinh dục... Nhiệm vụ của eccrine - còn gọi là tuyến làm mát là tiết nước muối trực t

TẠI SAO CHÚNG TA MƠ? GIẤC MƠ GIẢI THÍCH ĐIỀU GÌ?

  TẠI SAO CHÚNG TA MƠ??? Bạn có thể xem dưới dạng video ở đây . Trong quá khứ, không ít nhà khoa học, nhà văn một phần nhờ vào giấc mơ cho ra những công trình để đời. Vào mùa đông năm 1862, Friedrich August Kekulé một giáo sư hóa học ở Bỉ đang phát triển một lý thuyết về cấu trúc hóa học liên quan đến trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử. Đây là điều không thể thiếu cho sự phát triển của hóa học hữu cơ. Ông phát hiện ra cấu tạo dạng vòng của benzen khi ngủ gật trên xe buýt. Khi đang ngồi xe buýt ông chìm vào trạng thái mơ màng. Các nguyên tử nhảy nhót trước mắt ông và luôn luôn chuyển động. Ông thấy hai nguyên tử nhỏ liên kết với nhau theo cặp. Một nguyên tử lớn hơn gắn chặt với hai nguyên tử nhỏ hơn, đồng thời những nguyên tử lớn hơn liên kết với nhau thành chuỗi. Sau đó, ông đã trải qua gần một đêm để xây dựng bản phác thảo dựa trên giấc mơ ra giấy. Điều đó có khiến bạn thắc mắc: Tại sao chúng ta lại mơ? Tại sao chúng ta mơ? Con người đã cố gắng tìm ra lý do t

LIỆU BẠN ĐANG CÓ NHỮNG DẤU HIỆU CỦA CHỨNG TRẦM CẢM THEO MÙA (SAD)

Trầm cảm theo mùa (SAD) Bạn có thể xem dưới dạng video ở đây Bạn có bao giờ cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, ủ rũ vào mùa đông hay luôn trong cảm giác cạn kiệt năng lượng, không muốn làm điều gì khác mà chỉ muốn nằm một chỗ vào các thời điểm giao mùa? Rất có thể đây là dấu hiệu của chứng trầm cảm theo mùa mà rất nhiều người đang gặp phải. Trầm cảm theo mùa thường có xu hướng xuất hiện vào cuối thu – đầu đông và có thể tiếp tục kéo dài một thời gian sau đó nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Người mắc chứng bệnh này thường cảm thấy cạn kiệt năng lượng, tinh thần trầm uất, mệt mỏi, không muốn giao tiếp với ai và đôi khi xuất hiện cả suy nghĩ tiêu cực. Trầm cảm theo mùa là gì? Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần. Trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm (nét mặt của người bệnh rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn); mất mọi quan tâm hay thích thú, g